Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy: “Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”; Nhà văn nổi tiếng Robert A. Heinlein đã nói rằng: “Một thế hệ ngoảnh mặt lại với lịch sử là một thế hệ không có quá khứ và cũng không có tương lai”. Việc chúng ta lãng quên lịch sử chính là tự vứt bỏ căn cơ và từng bước hủy diệt tương lai, bởi một dân tộc không có truyền thống văn hóa lịch sử lâu đời, không có cội nguồn hình thành đất nước thì đó không phải là một đất nước đúng nghĩa, mà đó chỉ là một mảnh đất với những con người vô ơn!
Lịch
sử đã ghi lại hết những ký ức của nhân dân trong dòng chảy thời đại, từ đó làm
nên một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, phân biệt hoàn toàn với các quốc
gia và vùng lãnh thổ khác. Lịch sử giúp khơi dậy những nét văn hóa đã bị quên
hoặc gần bị quên lãng, gắn kết những con con người trong một cộng đồng lại với
nhau bằng chính những ký ức chung, chính những tưởng tượng chung về nền văn hóa
vốn lâu đời của dân tộc. Và từ những cá thể có nhận thức chung về cội nguồn dân
tộc ấy đã làm nên đất nước, một đất nước của nhân dân, người đi trước đã dựng
lên lịch sử để người đi sau cảm thấy tự hào, thấy yêu hơn mảnh đất “chôn nhau cắt
rốn”, rồi từ đó hình thành tư tưởng yêu nước, tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc
sâu sắc. Để rồi khi đất nước bị xâm lăng mới xuất hiện những con người anh
hùng, sẵn sàng xông pha trận tuyến, hết lớp này đến lớp khác không tiếc hy sinh
mạng sống để bảo vệ non sông, gấm vóc.
Có
thể nói rằng lịch sử đã làm ra hiện tại và tương lai, đồng thời bản thân lịch sử
cũng làm ra lịch sử như một chu kỳ tuần hoàn tương hỗ lẫn nhau. Học, đọc, tìm
hiểu, nghiên cứu lịch sử để biết về quá khứ, để có cái nhìn thật khách quan và
lý trí về đất nước và dân tộc trong hiện tại, cũng như thấu hiểu hơn những khó
khăn, thách thức mà đất nước ta đang phải đối mặt; là để rèn luyện tư cách đạo
đức, nhìn ra được những bài học đắt giá từ những trang sử mà cha ông đã viết bằng
xương máu, biết trân quý khoảnh khắc thanh bình hiện tại, mà ra sức học tập để
xây dựng đất nước.
Chúng
ta nghĩa sao về con số trong 3 năm gần đây nhất (2019, 2020, 2021), những học
sinh chọn môn Lịch sử để thi tốt nghiệp có điểm số dưới trung bình chiếm đến
56,33% (2019 là 70%, 2020 là 46,95%, 2021 là 52,03%)? Đó đơn giản là các em thực
sự mất gốc môn Lịch sử - một môn học chỉ toàn lý thuyết hay là sự chán nản, xa
lánh từ trong tâm hồn đối với môn học này? Dù với bất cứ lý do nào thì tôi cũng
cho rằng đó là một tình trạng đáng báo động của nền giáo dục nước nhà, khi mà
những trụ cột tương lai đang dần quên đi gốc rễ, cội nguồn dân tộc, quên đi hết
những trang sử hào hùng được viết bằng máu và nước mắt của cha ông.
Dưới
ảnh hưởng của nền giáo dục mới (đổi mới, đổi mới, thay sách, cải cách…), cùng với
đó là tác động không nhỏ của nền kinh tế thị trường, thì trong suy nghĩ của đa
số mọi người đều dần xem nhẹ môn học “mang tên” Lịch sử; cho rằng môn học này
không có tính ứng dụng thực tiễn, học rồi cũng chỉ để quên, chỉ tổ lãng phí thời
gian, công sức. Suy nghĩ đó quả thật cực kỳ sai lầm, bởi có học lịch sử thì mới
biết quý trọng những ngày tháng an bình, mới biết yêu hơn mảnh đất quê hương, mới
thấu hiểu nhiều những vấn đề liên quan đến văn hóa truyền thống của dân tộc, mới
nắm bắt được những thách thức và khó khăn mà Việt Nam đang phải khắc phục dù
chiến tranh đã qua đi được mấy chục năm trời. Lịch sử chính là những bài học
quý giá, những kinh nghiệm mà cha ông ta đã đánh đổi bằng xương máu để giành lấy,
chúng ta đừng chỉ nghĩ đơn giản rằng lịch sử chỉ áp dụng cho chính trị hay quân
sự mà thực tế nó ứng dụng rất nhiều ở các lĩnh vực khác trong cuộc sống. Ở từng
trang lịch sử ta học được lòng yêu nước, tinh thần tự hào, tự tôn, tự cường của
dân tộc sâu sắc, sự sáng tạo, anh dũng trong chiến đấu của nhân dân, lòng quyết
tâm, sự trung thành tuyệt đối với đất nước,… đó đều là những bài học đạo đức
trân quý mà không phải thời đại nào, quốc gia nào cũng có thể có.
Đơn
giản như thế này: nếu bạn yêu môn Văn, muốn phân tích một tác phẩm Văn học gắn
liền với thời đại đã qua của dân tộc thì Lịch sử sẽ giúp bạn hiểu được sâu sắc
bối cảnh lịch sử của bài văn, từ đó việc phân tích và cảm thụ văn học sẽ trở
nên dễ dàng hơn dựa trên những cơ sở kiến thức đã có được; nếu bạn yêu mô toán
học, Địa lý, Vật lý, ứng dụng của môn học đó trong đời sống hiện tại, bạn sẽ
tìm hiểu về các nguyên lý, hiện tượng (thủy triều, phương thẳng đứng, trọng lực,
lực hút…) mà Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo nhờ kế sách cắm cọc nhọn dưới lòng sông Bạch
Đằng để rồi những kế sạch đó đã làm nên những chiến thắng vàng dội, vĩ đại trước
quân Nam Hán, Nguyên Mông. Như vậy thực tế rằng học Lịch sử có nhàm chán và vô
dụng như chúng ta nghĩ không? đừng tự ám thị mình bạn nhé, hãy mở lòng ra, hãy
đón nhận Lịch sử dân tộc bằng tấm lòng thành kính và tự hào sâu sắc. Không có
gì xấu hổ hơn việc chối bỏ cội nguồn đất nước và mù tịt về quá khứ tổ tiên và
xem học lịch sử là “vô ích” đâu các bạn ạ.
Việc
của chúng ta bây giờ, đặc biệt là những là làm giáo dục, những nhà nghiên cứu để
cải cách giáo dục theo kịp với xu thế chung của thời đại hãy đặt môn lịch sử
đúng với vị trí, vai trò của nó. Hãy tạo ra một thế hệ tương lai của đất nước vừa
“Hồng”, vừa “chuyên” như Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã từng căn dặn trong bản
di chúc của người./.
HĐQ-H4
0 nhận xét:
Đăng nhận xét