“...
Nhân dân nước nào cũng yêu chuộng hòa bình, cũng chán ghét chiến tranh, cũng muốn
sống tự do độc lập”.
Đây
là lời khẳng định của Chủ tịch Hồ Chí Minh trích trong bài viết chúc mừng Hội
nghị Á-Phi (các nước châu Á và châu Phi), được khai mạc vào ngày 28 tháng 4 năm
1955, tại Băng-đung (In-đô-nê-xi-a).
Tham
dự hội nghị có đại biểu của 29 quốc gia, đại diện cho 1.440 triệu nhân dân châu
Á và châu Phi (trong đó có đoàn đại biểu Việt Nam). Nhân dịp này, Chủ tịch Hồ
Chí Minh viết bài “Chúc mừng Hội nghị Á - Phi”. Người ca ngợi cuộc đấu tranh
anh dũng của nhân dân Á-Phi vì độc lập, tự do, hòa bình, dân chủ và bày tỏ sự đồng
tình, ủng hộ mạnh mẽ của nhân dân Việt Nam đối với cuộc đấu tranh của nhân dân
các nước châu Á và châu Phi.
Lịch
sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam phải tiến hành nhiều
cuộc kháng chiến chống lại các thế lực ngoại xâm để giành và bảo vệ độc lập, tự
do cho Tổ quốc. Trải qua những cuộc chiến đấu lâu dài, gian khổ, chịu đựng biết
bao mất mát, hy sinh, hơn ai hết, dân tộc ta nhận rõ giá trị của hòa bình, độc
lập, tự do. Bởi vậy, yêu chuộng hòa bình là một trong những truyền thống nổi bật,
là nét đẹp văn hóa tiêu biểu của dân tộc Việt Nam.
Kế tục
truyền thống yêu chuộng hòa bình, giữ vững ý chí độc lập, tự do; trong những
năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn nhất quán với đường lối đối ngoại độc lập, tự
chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển đã thực hiện thành công chủ trương “Giữ vững
môi trường hòa bình, thuận lợi cho đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo
vệ vững chắc độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ” vì mục tiêu
dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Học
tập và làm theo lời Bác dạy, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của
Đảng, quản lý, điều hành của Nhà nước, mà thường xuyên trực tiếp là Quân ủy
Trung ương, Bộ Quốc phòng, mỗi cán bộ đảng viên, giảng viên Khoa Lý luận Mác -
Lênin Trường Sĩ quan Lục quân 1 cần quán triệt sâu sắc và thực hiện nghiêm túc
đường lối đối lãnh đạo của Đảng; Kiên quyết, kiên trì đấu tranh trước sự chống
phá của các thế lực thù địch. Góp phần bảo
vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo
vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; Tich cực góp phần giữ vững
an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Không ngừng nâng cao chất lượng huấn
luyện, giảng dạy các môn Lý luận Mác - Lênin tạo sức mạnh, niềm tin cho cán bộ học viên, tạo sức
mạnh chiến đấu cho lực lượng vũ trang, phát huy sức mạnh tổng hợp xây dựng quân
đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, đáp ứng nhiệm vụ bảo vệ
Tổ quốc trong tình hình mới./.
HGL-H8
0 nhận xét:
Đăng nhận xét