Ở
Việt Nam ta, từ xa xưa yêu cầu bảo vệ tiếng nói dân tộc đã được đặt ra như một
nội dung quan trọng. Vua Trần Duệ Tông xuống chiếu cho quân dân không được bắt
chước tiếng nói dân tộc khác. Nguyễn Trãi nhấn mạnh người nước ta không được bắt
chước ngôn ngữ để làm loạn ngôn ngữ nước nhà. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng phê
phán căn bệnh nói chữ: “Của mình có mà không dùng lại đi mượn của nước ngoài,
đó chẳng phải là đầu óc quen ỷ lại hay sao?”.
Tiếng
nói dân tộc chính là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập dân lộc, từ yếu tố
quan trọng nhất giúp giải phóng dân tộc khỏi áp bức, giữ vững được tiếng nói là
nắm vững chìa khóa giải thoát gông xiềng, nô lệ.
Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: ‘Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô
cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn, quý trọng nó, làm cho nó phổ
biến ngày càng rộng khắp”.
Trong
các cuộc cách mạng giải phóng dân tộc cùng với chủ trương đường lối lãnh đạo
đúng đắn, thời cơ và những điều kiện vật chất khác thì ý thức giữ gìn bản sắc
văn hoá, tình yêu tiếng nói dân tộc sẽ tạo ra một sức mạnh tổng hợp về tinh thần
đoàn kết, ý chí quyết chiến, quyết thắng để đấu tranh bảo vệ dân tộc. Vứt bỏ tiếng
nói dân tộc, khước từ tiếng nói dân tộc là từ chối bản sắc văn hoá của dân tộc.
Một dân tộc thực sự độc lập không chỉ tự do về mặt chủ quyền, lãnh thổ mà hơn hết
là giữ vững được bản sắc văn hoá riêng. Văn hoá lại kết tinh trong ngôn ngữ dân
tộc. Một khi ngôn ngữ đã bị đồng hóa, bị lai căng mất đi tinh hoa dân tộc thì
việc tự đánh mất mình, trở thành kẻ phụ thuộc “ăn nhờ ở đợ" sẽ là điều tất
yếu..
Và
tôi có nhớ ai đó đã từng nói như này: “Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng
nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khoá chốn
lao tù”
Tình
yêu tiếng Việt của người Việt, của dân tộc Việt là một minh chứng hùng hồn cho
chân lí sáng ngời đó. Tiếng Việt của chúng ta có một lịch sử lâu đời. Lịch sử
tiếng Việt là lịch sử của đời sống tư tưởng, tâm hồn, tình cảm người Việt, là lịch
sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước kiên cường, bất khuất.
Hiểu
rõ được điều đó, mỗi người chúng ta phải nhận thức rõ tình yêu đối với tiếng mẹ
đẻ. Tinh yêu đó không chấp nhận sự pha tạp, lai căng, lạm dụng tiếng nước
ngoài, không chấp nhận những cách nói thiếu văn hoá, thiếu lịch sự trong giao
tiếp..!
K.A.T - K3
0 nhận xét:
Đăng nhận xét