Chủ
tịch Hồ Chí Minh- anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới,
Người là biểu tượng kiệt xuất về quyết tâm của cả một dân tộc, đã cống hiến
trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam và góp
phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân
chủ và tiến bộ xã hội. Cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng, tấm gương đạo đức cách
mạng của Hồ Chí Minh là một di sản vô cùng quý giá không chỉ của lịch sử Việt
Nam mà còn là của nhân loại. Vì lý do đó, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh chủ
tịch Hồ Chí Minh, UNESCO đã công nhận Người là Anh hùng giải phóng dân tộc-
danh nhân văn hoá thế giới.
Sinh
ra trong bối cảnh nước mất, nhà tan, dân lầm than nô lệ, câu hỏi: “Làm thế nào
để cứu nước” đã sớm được đặt ra trong trí óc người thiếu niên yêu nước Nguyễn
Tất Thành. Ngày 5 tháng 6 năm 1911, Nguyễn Tất Thành từ bến cảng Nhà Rồng trên
con tàu Amiran Latuso torevin,
rời tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân. Vượt qua muôn trùng khó khăn,
thử thách, Người đã hiến dâng trọn đời mình cho đất nước, cho nhân dân. Người
khẳng định: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta
được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn
áo mặc, ai cũng được học hành”.
Chính
ham muốn và mục đích cao đẹp đó đã tạo cho Người một ý chí mãnh liệt, nghị lực
kiên cường để: “Giàu sang không thể quyến rũ, nghèo khó không thể chuyển lay,
uy vũ không thể khuất phục”. Ý chí đó giúp Người vượt qua mọi khổ ải, khó khăn,
dẫn dắt nhân dân ta đến bến bờ hạnh phúc, vinh quang. Trong suy nghĩ của
Chủ tịch Hồ Chí Minh, vận mệnh đất nước và vận mệnh nhân dân gắn bó chặt chẽ
với nhau: Dân ta phải giữ nước ta/ Dân là con nước, nước là mẹ chung.
Sau
Tổng khởi nghĩa Tháng Tám 1945 thành công, Người đã sớm giáo dục cán bộ thấm
nhuần ý thức vì dân: “Chúng ta phải hiểu rằng, các cơ quan của chính phủ từ
toàn quốc cho đến các làng đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh vác việc
chung cho dân, chứ không phải để đè đầu dân như trong thời kỳ dưới quyền thống
trị của Pháp, Nhật.
Việc
gì lợi cho dân ta phải hết sức làm.
Việc
gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh
Sau
Hiệp định Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến sự, lập lại hòa bình ở Đông Dương
(20-7-1954), Chủ tịch Hồ Chí Minh trăn trở và dành tâm trí cùng Trung ương Đảng
tìm con đường từng bước đi lên chủ nghĩa xã hội từ một đất nước còn nghèo và
nhiều năm có chiến tranh khốc liệt.
Tin
tưởng vào sức mạnh vô địch của nhân dân, Người nói: “Dễ mười lần không dân cũng
chịu. Khó trăm lần dân liệu cũng xong”. Người nhắc nhở, từ người lãnh đạo cao
nhất của Đảng và Nhà nước, đến mỗi cán bộ, đảng viên, đều phải nêu cao tinh
thần phục vụ, tinh thần trách nhiệm trước nhân dân, phải chăm lo đến đời sống
vật chất và tinh thần của nhân dân, vì: “Nếu nước độc lập mà dân không hưởng
hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”. Người yêu cầu, để làm
tốt trách nhiệm “là người đầy tớ thật sự trung thành của nhân dân”, thì cán bộ
phải gần dân, hiểu nguyện vọng của dân, để kịp thời giúp đỡ và “giải quyết các
mắc mớ ở nơi dân”. Người đả phá quyết liệt những tư tưởng quan liêu, xa dân,
lên mặt “quan cách mạng”, cơ hội, cậy quyền thế, đè đầu, cỡi cổ nhân dân.
Trong
con người Hồ Chí Minh có đầy đủ phẩm chất hội tụ của một lãnh tụ thiên tài,
đồng thời Người còn là hiện thân của một lãnh tụ kiểu mới của nhân dân: Vĩ đại
mà không cao xa; thanh cao mà lại vô cùng giản dị, gần gũi, thân thiết, tin
tưởng và gắn bó với quần chúng, hết lòng, hết sức chăm lo cho nhân dân. Người
thường xuyên giáo dục cán bộ phải nêu cao tinh thần phục vụ, tinh thần trách
nhiệm trước nhân dân, và chính bản thân Người là tấm gương tiêu biểu.
Cố
Thủ tướng Phạm Văn Đồng, một học trò xuất sắc và là một cộng sự thân thiết, gần
gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “…Đó là cuộc đời oanh liệt, đầy gian khổ
hy sinh, vô cùng cao thượng và phong phú, vô cùng trong sáng và đẹp đẽ”.
Tư tưởng và tấm gương suốt đời hy sinh chiến
đấu vì nước vì dân của Bác càng thúc giục chúng ta học tập noi theo Người trong
Cuộc vận động học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
trong giai đoạn hiện nay./.
MD-H1
0 nhận xét:
Đăng nhận xét