CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI BLOG GIỮ TRỌN LỜI THỀ

Chủ Nhật, 22 tháng 5, 2022

"DÂN KHÔNG BIẾT LÀM SAO LÀM CHỦ ĐẤT NƯỚC" LUẬN ĐIỆU PHẢN ĐỘNG VỀ QUỐC PHÒNG CẦN LOẠI BỎ

  

          Lợi dụng việc Nga tiến hành “chiến dịch quân sự đặc biệt”, đối với Ukraine; mới đây, Phạm Phú Khải lại đăng bài “dân không biết làm sao làm chủ đất nước” trên trang Baotiengdan.com; mục đích của bài viết nhằm công kích, xuyên tạc việc thực hiện chính sách quốc phòng “bốn không” của Việt Nam. Toàn bộ những vấn đề mà Y đưa ra trong bài viết đều là tâm địa xấu xa của một kẻ phản động, với mưu đồ hại dân, hại nước.

          Thứ nhất, Trong nội dung bài viết, Phạm Phú Khải cho rằng: “Chủ trương “bốn không” trong quốc phòng Việt Nam là Việt Nam đã từ bỏ các quyền cơ bản của quốc gia”. Sự thật có phải như vậy không? Phải chăng đây là sự “góp ý, hiến kế” của một người yêu nước? Hay đây lại là một luận điểm chống phá của một kẻ phản động?

          Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta cần có nhận thức đúng đắn, đầy đủ về chính sách đối ngoại nói chung và chính sách quốc phòng nói riêng của Việt Nam. Về đối ngoại, Việt Nam thực hiện chính sách đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế trên tinh thần: Nhân dân Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm với tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế. Cho đến nay, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 189 nước trong tổng số 193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc; trong đó, 3 nước có “quan hệ đặc biệt”, 17 nước “đối tác chiến lược” và 13 nước “đối tác toàn diện”. Trên bình diện đa phương, Việt Nam là thành viên tích cực và có trách nhiệm của hơn 70 tổ chức, diễn đàn quốc tế quan trọng.

          Về quốc phòng, Việt Nam thực hiện chính sách “4 không” nhằm tăng cường hợp tác quốc phòng với các nước trên thế giới. Tùy vào diễn biến tình hình và trong những điều kiện cụ thể, Việt Nam sẽ cân nhắc phát triển các mối quan hệ quốc phòng, quân sự với mức độ thích hợp trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, cũng như các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế. Với chính sách này, Việt Nam có thể đấu tranh ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm phạm chủ quyền, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống. Việc không tham gia các liên minh quân sự không đồng nghĩa với việc chúng ta bế quan tỏa cảng với thế giới bên ngoài. Trong lĩnh vực quân sự, nước ta vẫn là một thành viên có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế, luôn có sự giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, thực hiện cam kết vì hòa bình, thịnh vượng và phát triển. Bằng chứng rõ ràng nhất đó là, chúng ta đã cử Sĩ quan công tác ở Phái bộ gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc và cử lực lượng tham gia gìn giữ hòa bình ở Nam Sudan, Cộng hòa Trung Phi…Việt Nam cũng đã chính thức thiết lập quan hệ đối ngoại quốc phòng với trên 80 quốc gia và vùng lãnh thổ; đặt văn phòng tùy viên quân sự tại Liên hợp quốc và 37 quốc gia khác; có 49 quốc gia đặt văn phòng tùy viên quân sự tại Việt Nam.

          Thứ hai, cũng trong bài viết, Phạm Phú Khải cho rằng: “Việt Nam đã lệ thuộc Trung Quốc” và “Việt Nam sẽ đứng về phía Trung Quốc”. Như chúng ta đã biết, trong lịch sử dựng nước và giữ nước, Việt Nam luôn nhất quán thực hiện quan điểm là phải tự lực, từ cường, “đem sức ta mà giải phóng cho ta”, dựa vào sức mình là chính, kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ của bạn bè và cộng đồng quốc tế, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Việt Nam, không đi theo hay lệ thuộc vào một cường quốc nào để bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia – dân tộc mình.

          Thực tiễn đã minh chứng, Việt Nam chưa bao giờ liên minh quân sự hay lệ thuộc vào bất kỳ quốc nào. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Việt Nam đã nhận được sự giúp đỡ to lớn của Liên Xô, Trung Quốc, các nước xã hội chủ nghĩa và các nước bè bạn, nhưng Việt Nam không tham gia khối liên minh quân sự nào và cũng không lệ thuộc vào nước nào. Trong điều kiện hòa bình hiện nay, Việt Nam vẫn kiên định với quan điểm “không liên minh quân sự”, “không liên kết với nước này để chống nước khác”, “không lệ thuộc hay đứng về một phía nào”; đây là quan điểm đúng đắn, giúp chúng ta có thể suy nghĩ và hành động một cách độc lập, sáng tạo và không bị chi phối, áp đặt bởi yếu tố bên ngoài, tức là không bị “người khác trói mình”. Cùng với đó, đứng trên bình diện quan hệ quốc tế, Việt Nam chính thức là nước thành viên của “Phong trào Không liên kết” (NAM) từ năm 1976. Đây là tổ chức của các nước đang phát triển, với mục tiêu chính là thúc đẩy lợi ích của các nước đang phát triển; đóng góp vào duy trì hòa bình, độc lập dân tộc; chung sống hòa bình giữa các quốc gia và chung tay xây dựng một thế giới tốt đẹp, công bằng cho mọi người dân. Đến nay, phong trào có 120 nước thành viên, 17 nước quan sát viên, và trở thành tổ chức có số lượng thành viên lớn thứ hai thế giới sau Liên hợp quốc. Việt Nam là một trong những nước tuân thủ và thực hiện triệt để nhất các nội dung, mục tiêu, nguyên tắc hoạt động của tổ chức này.

          Từ những vấn đề trên cho thấy, sự xuyên tạc chính sách quốc phòng Việt Nam của Phạm Phú Khải và đồng bọn không ngoài mục đích kích động, phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng và đường lối, chính sách quốc phòng, đối ngoại đúng đắn của Đảng, Nhà nước ta. Vì vậy, chúng ta cần nêu cao cảnh giác để không mắc mưu các thế lực thù địch./.

PTC-H8

 

0 nhận xét: