Mới đây, trên trang
Doithoaionline.com, đã đăng tải bài viết “Tại sao 47 năm sau vẫn chưa có
thay đổi ở Việt Nam?”. Với lời lẽ khiêu khích, xuyên tạc lịch sử, phủ nhận
thành quả cách mạng và thành tựu của công cuộc đổi mới, phát triển đất nước ta
kể từ sau giải phóng 30/4/ 1975 đến nay, Bọn chúng đã nêu ra câu hỏi hết sức
“giả ngố” là “Tại sao thế giới đã biến đổi không ngừng, với một vận tốc chóng mặt,
nhưng Việt Nam thì vẫn dậm chân tại chỗ…?”. Chưa dừng lại ở đó, Từ Thức còn trắng
trợn vẽ ra hàng loạt lý do vô căn cứ và cho rằng, đáng lẽ chế độ xã hội ở Việt
Nam đã phải sụp đổ từ lâu? Vậy, thực tế ở Việt Nam có thay đổi và phát triển
hay không? Chúng ta cần chứng minh cho những kẻ cùng hội, cùng thuyền biết rằng:
Sau 47 năm thống nhất, vượt lên
muôn vàn khó khăn, thách thức, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn,
toàn diện. Kinh tế tăng trưởng ở mức tương đối cao, đời sống của nhân dân không
ngừng được cải thiện, tình hình chính trị, xã hội ổn định, quan hệ đối ngoại được
mở rộng, vị thế của Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế. Đất
nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày
nay. Những thành tựu phát triển của đất nước từ sau giải phóng đến nay đã được
báo chí và dư luận quốc tế liên tục đánh giá và ghi nhận. Mới đây, Ngân hàng Thế
giới (WB) đã nhận định, Việt Nam là một điển hình thành công về phát triển, đạt
được những tiến bộ chưa từng có về kinh tế, xã hội trong vòng chưa đầy nửa thế
kỷ, kể từ sau khi kết thúc chiến tranh.
Quá trình Đổi mới được thực hiện
từ năm 1986, cùng với xu hướng toàn cầu hóa, Việt Nam từ một quốc gia nghèo
trên thế giới đã trở thành nền kinh tế có thu nhập trung bình. Từ năm 2002 đến
năm 2021, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người tăng 3,6 lần, đạt gần
3.700 đô la Mỹ. Tỷ lệ đói nghèo giảm mạnh xuống còn 5%, với trên 10 triệu người
được thoát nghèo. Tăng trưởng trong thập kỷ qua ở Việt Nam nhìn chung có tính
chất bao trùm. Sự thoát nghèo diễn ra đồng đều ở hầu hết các nhóm và nhiều gia
đình thoát nghèo chỉ trong vòng một thế hệ. Sức khỏe nhân dân được cải thiện
cùng với mức sống ngày càng nâng cao. Tuổi thọ trung bình tăng từ 70,5 tuổi lên
75,4 tuổi trong giai đoạn 1990 – 2019, cao nhất trong khu vực đối với các quốc
gia có mức thu nhập tương tự.
Nhờ có những nền tảng vững chắc,
nền kinh tế đã chứng tỏ được khả năng phục hồi qua các cuộc khủng hoảng. WB nhận
định, Việt Nam là quốc gia năng động đang trong quá trình chuyển đổi. Các chỉ số
cho thấy Việt Nam đang đi đúng hướng, với nhiều chuyển biến tích cực về kinh tế
– xã hội. Với những thành công trong công cuộc đổi mới, Việt Nam đã gặt hái nhiều
thành tựu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, kinh tế phát
triển mạnh, quốc phòng, an ninh được giữ vững, củng cố và tăng cường. Việt Nam
đã ra khỏi nhóm các nước có thu nhập thấp từ năm 2008. Việt Nam tích cực, chủ động
hội nhập sâu rộng vào mọi mặt đời sống xã hội quốc tế, là thành viên tích cực
và có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, nhất là có uy tín, vị thế cao trong
hoạt động của Liên hợp quốc, là quốc gia được nhân dân trên thế giới yêu mến
khi tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.
Những minh chứng trên về thành tựu
phát triển của Việt Nam sau 47 năm là câu trả lời cho bọn xuyên tạc về sự đổi mới,
phát triển ở Việt Nam. Chúng ta cần cảnh giác và đấu tranh phản bác lại những
luận điệu thù địch, cố tình xuyên tạc lịch sử, bôi nhọ chế độ xã hội, phủ nhận
thành quả đổi mới, phát triển ở nước ta hiện nay nhằm chống phá Đảng, Nhà nước
ta./.
NTT-KBC
0 nhận xét:
Đăng nhận xét