Hệ thống chính trị là một chỉnh thể bao gồm các thể
chế (nhà nước, đảng chính trị, các tổ chức chính trị xã hội…) được phân bổ theo
một kết cấu chức năng với các cơ chế vận hành và mối quan hệ giữa chúng nhằm
thực thi quyền lực chính trị.
Hệ thống chính trị Việt Nam về mặt thiết chế bao gồm
Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức
chính trị - xã hội. Nhà nước gồm có quốc hội, chủ tịch nước, chính phủ, tòa án
nhân dân và viện kiểm sát nhân dân. Trong hệ thống chính trị Việt Nam, Nhà nước
là trung tâm của hệ thống chính trị. Đảng cộng sản Việt Nam là hạt nhân của hệ
thống chính trị, lãnh đạo nhà nước và xã hội.
Cơ chế và các nguyên tắc vận hành
Hệ thống chính trị Việt Nam vừa hoạt động theo những
nguyên tắc phổ biến của hệ thống chính trị nói chung: nguyên tắc quyền lực nhà
nước thuộc về nhân dân; nguyên tắc ủy quyền có điều kiện và có thời hạn (thông
qua bầu cử tự do, bình đẳng, phổ thông, trực tiếp và kín); các nguyên tắc đặc
thù khác như: Đảng lãnh đạo nhà nước và xã hội. Nguyên tắc lãnh đạo tập thể, cá
nhân phụ trách.
Nguyên tắc tập trung dân chủ là nguyên tắc hoạt động
cơ bản của hệ thống chính trị. Riêng Mặt trận tổ quốc Việt Nam hoạt động trên
nguyên tắc đồng thuận, hiệp thương dân chủ.
Nguyên tắc quyền lực nhà nước là tập trung thống nhất,
không phân chia, nhưng có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan
nhà nước trong việc thực thi các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
Nhận diện mô hình:
Theo tiêu chí đảng chính trị, Hệ thống chính trị Việt
Nam thuộc mô hình hệ thống một đảng Cộng sản lãnh đạo. Trong đó có sự song hành
quyền lực nhất định giữa Đảng và Nhà nước. Đặc biệt trên một số lĩnh vực như quốc
phòng, an ninh, đối ngoại, công tác cán bộ. Xét về phương diện tổ chức quyền
lực nhà nước, hệ thống chính trị Việt Nam thuộc mô hình nghị viện.
Theo tiêu chí ủy quyền và phân quyền của nhà nước, hệ
thống chính trị Việt Nam thuộc mô hình nghị viện.
Theo tiêu chí quyền lực trên thực tế: mô hình Đảng –
Nhà nước: Trong đó có sự song hành quyền lực nhất định giữa Đảng và Nhà nước.
Đặc biệt trên một số lĩnh vực như quốc phòng, an ninh, đối ngoại, công tác cán
bộ.
Mô hình hệ thống chính trị Việt Nam có một số đặc
điểm sau:
Một là, hệ thống chính trị Việt Nam có một đảng duy
nhất - đảng Cộng sản cầm quyền, lãnh đạo;
Hai là, được xây dựng trên cơ sở lý luận CN Mác -
Lênin; vận hành theo nguyên tắc tập trung, dân chủ;
Ba là, nguyên tắc tập trung dân chủ là nguyên tắc vận
hành của hệ thống chính trị
Bốn là, trong tổ chức và hoạt động của hệ thống
chính trị, có sự song trùng trực thuộc quyền lực giữa các cơ quan của Đảng và
các cơ quan của Nhà nước;
Năm là, do điều kiện lịch sử và một phần từ cơ sở lý
luận của chủ nghĩa Mác, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức CT-XH không độc lập với
Đảng, nhà nước./.
HDH-H2
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét