Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: "Đảng ta là một đảng cầm quyền. Mỗi đảng
viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần
kiệm, liêm chính, chí công, vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng
đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân"[1].
Suốt hơn bảy thập kỷ qua, thực hiện tư tưởng của Bác, Đảng ta đã không ngừng
chăm lo xây dựng Đảng, bảo đảm lãnh đạo nhân dân vượt qua mọi gian nan thử
thách, đưa cách mạng đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, viết tiếp những
trang sử vẻ vang của dân tộc.
Ngày nay, Đảng đang lãnh đạo nhân dân ta thực hiện công cuộc đổi mới
toàn diện đất nước và đã thu được những thành tựu rất to lớn và quan trọng. Tuy
nhiên, trước yêu cầu mới ngày càng cao của sự nghiệp cách mạng, trong Đảng đã
và đang bộc lộ một số yếu kém như: sự suy thoái về tư tưởng chính trị, tình trạng
tham nhũng, quan liêu, lãng phí của một bộ phận cán bộ đảng viên có chiều hướng
phát triển nghiêm trọng; việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ không
nghiêm… Đảng ta xác định phải tiếp tục coi xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt,
nhiệm vụ sống còn, có biện pháp phát huy ưu điểm, sửa chữa khuyết điểm, ra sức
củng cố, chỉnh đốn, làm cho Đảng ngày càng vững mạnh về mọi mặt.
Để góp phần vào việc nghiên cứu, học tập nâng cao nhận thức về Đảng và
đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng trong giai đoạn hiện nay, Nhà xuất bản Chính trị
quốc gia xuất bản cuốn sách: Xây dựng chỉnh đốn Đảng – Một số vấn đề lý
luận và thực tiễn của GS, TS. Nguyễn Phú Trọng - Uỷ viên Bộ Chính trị,
Bí thư Thành uỷ Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương. Cuốn sách tập hợp
một số bài nói bài viết của tác giả được sắp xếp thành bốn phần.
Phần thứ nhất: Một số vấn đề chung về Đảng và công tác xây dựng Đảng.
Phần thứ hai: Xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng.
Phần thứ ba: Xây dựng Đảng về tổ chức, cán bộ.
Phần thứ tư: Rèn luyện đạo đức, lối sống.
Nội dung cuốn sách đề cập nhiều vấn đề phong phú cả về lý luận và thực
tiễn của công tác xây dựng Đảng, rút ra một số bài học và kết luận quan trọng
giúp chúng ta tiếp tục làm tốt hơn nữa công tác xây dựng Đảng, thực hiện thắng
lợi toàn diện công cuộc đổi mới đất nước hiện nay.
Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Với cương vị lãnh đạo hệ thống chính trị,
Đảng phải xứng danh là người lãnh đạo, phải là một Đảng trí tuệ, đạo đức, văn
minh. Là thành viên của hệ thống chính trị, Đảng phải hoạt động trong khuôn khổ
hiến pháp và pháp luật, không được đứng trên, đứng ngoài pháp luật; không được
đứng trên Nhà nước và nhân dân. Đảng phải xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân,
do dân và vì dân; chống mọi biểu hiện tiêu cực của bộ máy nhà nước, như bệnh
quan liêu, lãng phí, tham nhũng; xây dựng và nâng cao bản lĩnh chính trị và uy
tín của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Uy tín này chủ yếu nằm ở đạo đức cách mạng,
bản lĩnh và trí tuệ; ở sức cảm hóa, thuyết phục nhân dân, với tinh thần hiểu
dân, học dân, hỏi dân, tin dân, thật sự là người đầy tớ trung thành của nhân
dân. Đảng ta luôn chú trọng công tác xây dựng Đảng, thường xuyên tự đổi mới và
chỉnh đốn; luôn khẳng định nhất quán về vị trí, vai trò và sứ mệnh của mình được
C.Mác và Ph.Ăngghen khẳng định trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản. V.I.Lênin
nêu rõ: “Những đảng viên hữu danh vô thực thì cho không chúng ta cũng
không cần”.
Đảng độc nhất nắm chính quyền trên thế giới quan tâm đến việc nâng cao
chất lượng đảng viên, đến việc thanh trừ “bọn luồn lọt vào Đảng” ra khỏi hàng
ngũ của mình, chứ không phải làm tăng thêm số lượng đảng viên, đó chính là đảng
chúng ta, đảng của giai cấp công nhân cách mạng”[2].
Tư tưởng này được Hồ Chí Minh khẳng định trong “Tư cách của Đảng chân chính
cách mạng” là: “Đảng không phải là một tổ chức để làm quan phát tài...Cán bộ của
Đảng phải biết lý luận cách mạng và lý luận cùng thực hành đi đôi với nhau... Đảng
không che giấu những khuyết điểm của mình, không sợ phê bình, Đảng phải nhận
khuyết điểm của mình mà tự sửa chữa để tiến bộ, để dạy bảo cán bộ và đảng viên...”[3].
Đây là nhiệm vụ xuyên suốt trong công tác xây dựng Đảng. Thực tiễn đặt ra đối với
mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là đội ngũ lãnh đạo, quản lý cấp cao về tính tiền
phong, về sự gương mẫu cả về tư tưởng, chính trị và đạo đức, lối sống, nhất là
nói phải đi đôi với làm...
Đứng trước thời cơ và thách thức mới, để Đảng luôn trong sạch, vững mạnh,
mỗi cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân cần nâng cao hơn nữa tinh thần cảnh
giác, không chủ quan với những thủ đoạn “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù
địch, cơ hội chính trị; không mơ hồ, lơ là với tình trạng “tự diễn biến”, “tự
chuyển hóa” trong nội bộ; phải kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đề ra, tiếp tục thực
hiện hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII, XIII) về tăng cường xây dựng,
chỉnh đốn Đảng gắn với Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XII) về đẩy mạnh
học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và kết luận số
21-KLTW ngày 25/10/2021 của BCHTW Đảng (Khoá XIII) về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh
đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán
bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện
"tự diễn biến", "tự chuyển hóa" và Nghị quyết số 847-NQ/QUTW
ngày 28/12/2021 của QUTW về phát huy phẩm chất "Bộ đội cụ Hồ", kiên
quyết chống chủ nghĩa cá nhân trong tình hình mới trong Đảng bộ Khoa Lý luận
Mác - Lênin. Quy định về những điều đảng viên không được làm...; coi đây là giải
pháp đột phá để Đảng khỏe mạnh, chân chính, chắc chắn, xây dựng đội ngũ cán bộ,
đảng viên trong sạch, gương mẫu. Từ đó, mạnh dạn đưa ra khỏi Đảng những cán bộ,
đảng viên thiếu gương mẫu, không đủ tư cách, tham nhũng, tiêu cực, thoái hóa,
biến chất về đạo đức, lối sống, cơ hội, bè phái, cục bộ địa phương, chạy chức,
chạy quyền, chạy tội, coi thường pháp luật, né tránh dân,... nhằm góp phần cùng
Đảng ta thật sự vững vàng về chính trị và tư tưởng, thống nhất cao về ý chí và
hành động, trong sạch về đạo đức và lối sống, chặt chẽ về tổ chức, đủ sức lãnh
đạo đưa đất nước ngày càng phát triển, xứng đáng với lòng tin yêu của nhân
dân./.
NTP-H8
[1] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t.
12, tr. 510
[2] V.I.Lênin, Toàn tập,
Nxb. Tiến bộ, 1975, t.39, tr.225.
[3] Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc
gia - Sự Thật, xuất bản lần thứ 3, Hà Nội, 2011, t.5, tr.289.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét