Để
đấu tranh chống lại các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ chủ nghĩa Mác -
Lênin tư tưởng Hồ Chí Minh, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong thời
kỳ hội nhập quốc tế, phải chú ý một số nội dung trọng tâm như sau:
Một
là, bảo đảm vai trò lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, thống nhất của
Đảng nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của toàn Đảng, toàn quân, toàn
dân, của cả hệ thống chính trị tập trung mũi nhọn đấu tranh làm
thất bại âm mưu, hoạt động chuyển hóa chính trị của các thế lực
thù địch, phản động; bảo vệ vững chắc địa vị và vai trò lãnh đạo
của Đảng. Giữ vững và kiên trì chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, Đảng phải làm cho chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh tiếp
tục phát triển, tỏa sáng, phát huy sức sống là một nhiệm vụ trọng
tâm của công tác tư tưởng- lý luận, trước hết là nhiệm vụ của các
cấp ủy đảng từ Trung ương đến cơ sở. Mọi cán bộ, đảng viên và nhân
dân cần thấu hiểu sâu sắc hơn bản chất cách mạng và khoa học của chủ
nghĩa Mác- Lênin; tính mở của học thuyết, tư duy biện chứng lý luận luôn gắn
liền với thực tiễn, chứa đựng hơi thở của thời đại, của cuộc sống. Kiên
quyết phê phán những nhận thức, phương pháp tư duy và cách tiếp cận chủ nghĩa
Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh theo lối cực đoan, một chiều, giáo điều, bảo
thủ, nhất là thái độ phiến diện, hẹp hòi, máy móc trong ứng xử với các giá trị
văn minh nhân loại, đem đối lập chủ nghĩa tư bản với chủ nghĩa xã hội một cách
gượng ép theo ý muốn chủ quan, minh họa đơn giản. Điều này vô tình biến những
nguyên lý cơ bản, hệ thống lý luận khoa học của chủ nghĩa Mác- Lênin thành những
quan điểm khô cứng, nguyên mẫu, không có mối liên hệ nào với thực tiễn và cuộc
sống sinh động của thế giới đang vận động, phát triển; không đến xỉa gì đến
tính đặc thù của các quốc gia, dân tộc...Phải tiến hành một cuộc đấu
tranh toàn diện trên lĩnh vực chính trị, tư tưởng, lý luận, tuyên
giáo nhằm bảo vệ tính cách mạng của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, tập trung mũi nhọn đấu tranh bảo vệ vai trò và quyền
lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội, bảo vệ định hướng
xã hội chủ nghĩa. Cấp ủy đảng các cấp phải thống nhất nhận thức
và hành động, quan tâm chỉ đạo thường xuyên, quyết liệt các lực
lượng, các ngành, các cấp vào cuộc mà lực lượng xung kích, nòng
cốt là ngành Tuyên giáo, các cơ quan truyền thông, thông tin tuyên truyền,
cơ quan nghiên cứu khoa học, Hội đồng Lý luận Trung ương, các ban đảng
các cấp; lực lượng Công an nhân dân, Quân đội nhân dân, các nhà nghiên
cứu lý luận, các học giả. Tập trung đấu tranh phản bác, vạch trần
sự giả dối, xảo biện, phát hiện, ngăn chặn các luận điệu sai trái,
độc hại của các thế lực thù địch tấn công phá hoại nền tảng tư
tưởng của Đảng gắn với việc tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tư duy lý luận, hoàn
thiện hệ thống quan điểm về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội
ở Việt Nam.
Tăng
cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo thông qua các hình thức, phương
thức, biện pháp phù hợp để huy động được sức mạnh tổng hợp mọi
nguồn lực, trí tuệ, cơ chế chính sách phục vụ cuộc đấu tranh phê
phán, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.
Hai
là, quan tâm xây dựng, củng cố và hoàn thiện cơ sở pháp lý làm chỗ
dựa vững chắc cho cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng - lý luận.
Thực
tiễn, cuộc đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng diễn ra rất
quyết liệt, khó khăn, phức tạp, nhạy cảm, liên quan đến vấn đề dân
chủ, nhân quyền, tự do, tôn giáo, dân tộc, an ninh quốc gia, trật tự,
an toàn xã hội. Việc nhanh chóng cụ thể hóa, thể chế hóa các quan
điểm chỉ đạo của Đảng để tăng cường, hoàn thiện cơ sở pháp lý thông
qua hệ thống luật pháp, các văn bản chỉ đạo của Nhà nước, của
Chính phủ và các cơ quan chức năng quản lý nhà nước về an ninh, trật
tự là yêu cầu tất yếu, phù hợp với xu thế của thời đại ngày nay.
Thời
gian tới cần tiếp tục nghiên cứu cụ thể hóa, pháp luật hóa đầy đủ các
quan điểm chỉ đạo của Đảng về đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng,
bảo vệ thể chế xã hội chủ nghĩa trong hệ thống pháp luật của Nhà
nước một cách phù hợp, nhất là các bộ luật quan trọng liên quan đến
nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Ba
là, coi trọng việc xây dựng bộ máy tổ chức, đội ngũ cán bộ chuyên
trách; mô hình, phương thức, biện pháp và cơ chế đấu tranh phù hợp
với từng loại đối tượng, trên từng vấn đề, ở từng thời điểm.
Tiếp
tục rà soát, nghiên cứu, sắp xếp kiện toàn bộ máy chỉ đạo, mô hình
và cơ chế phương thức lãnh đạo cuộc đấu tranh phù hợp, hiệu quả và
thiết thực hơn. Đặc biệt, không nên coi nặng về số lượng công trình,
bài viết, cá nhân, đơn vị tổ chức đấu tranh phản bác mà quan trọng
hơn là tìm cơ chế, biện pháp, hình thức tổ chức đấu tranh, tuyên
truyền phù hợp, tập trung lực lượng mũi nhọn đấu tranh trong từng
thời điểm, với từng loại đối tượng, từng vấn đề cụ thể, không để
dàn trải, chồng chéo, trùng dẫm, thậm chí trái chiều nhau. Nghiên
cứu ban hành quy định phổ biến, tuyên truyền công khai, rộng rãi các
công trình nghiên cứu, bài viết phản bác có chất lượng, hàm lượng
khoa học cao, sắc sảo, thuyết phục về lý luận và thực tiễn; mang
tính hệ thống, toàn diện về mặt học thuật...
Trong
quá trình tổ chức cuộc đấu tranh phải hết sức quan tâm chăm lo lựa
chọn, bồi dưỡng, đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ lý luận chuyên
nghiệp hoặc kiêm nhiệm có đủ bản lĩnh chính trị, năng lực, trình độ,
tâm huyết tham gia cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng- lý luận. Bên
cạnh đó, phải chú trọng phát huy cao độ lợi thế, tính chiến đấu của
các công cụ thông tin, truyền thông hiện đại của Đảng, Nhà nước và
các cơ quan ban, ngành, địa phương, bảo đảm tính kịp thời, đồng bộ,
thiết thực, hiệu quả và tính lan tỏa xã hội.
Bốn
là, nêu cao ý thức cảnh giác cách mạng và tinh thần trách nhiệm của
đội ngũ cán bộ đảng viên; kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ đấu tranh phản
bác các quan điểm sai trái, thù địch với công tác bảo vệ chính trị
nội bộ, phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi các biểu hiện tự
diễn biến, tự chuyển hóa. Đội ngũ cán bộ, đảng viên phải luôn nâng cao
tinh thần cảnh giác cách mạng, ý thức trách nhiệm chính trị, bản lĩnh và
lập trường giai cấp; kiên định cuộc đấu tranh, gắn việc bảo vệ và phát triển
chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong điều kiện mới. Bên cạnh đó, việc
đấu tranh chống quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng
của Đảng phải gắn liền với việc không ngừng mở rộng dân chủ trong Đảng,
trong xã hội. Đề cao trách nhiệm và phát huy vai trò của các tổ chức đảng,
chính quyền, đoàn thể nhân dân trong cuộc đấu tranh phê bình và tự phê
bình, “tự soi, tự sửa” theo tinh thần của Nghị quyết Trung ương 4 khóa
XI và khóa XII để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, đẩy lùi các biểu
hiện suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống trong nội bộ,
hạn chế đến mức thấp những nhân tố bất ổn từ bên trong./.
NMĐ-H8
0 nhận xét:
Đăng nhận xét