Trên trang Vietnamthoibao có bài viết với tựa đề: “Việt Nam theo đuổi chủ nghĩa đa phương”. Theo đó, y cho rằng, “Việt Nam không thực hiện được cam kết đối với chủ nghĩa đa phương, bởi dân chủ và thực hành dân chủ trong điều kiện một đảng cầm quyền”. Đây là luận điệu xuyên tạc nhằm hướng lái dư luận hiểu sai bản chất của chủ nghĩa đa phương, cũng như những cam kết của Việt Nam đối với chủ nghĩa đa phương, bởi:
Thứ nhất, tham gia thực hiện Chủ
nghĩa đa phương không phụ thuộc vào thể chế chính trị, cũng như một đảng hay
nhiều đảng cầm quyền lãnh đạo đất nước
Cho đến hiện nay, vẫn chưa có cơ
sở khoa học nào chứng tỏ được các nước có thể chế chính trị khác nhau, cũng như
một đảng cầm quyền lãnh đạo đất nước thì mất dân chủ, cản trở việc tham gia thực
hiện cam kết Chủ nghĩa đa phương, còn đa đảng đồng nghĩa với dân chủ và thực hiện
tốt các cam kết với Chủ nghĩa đa phương. Thực tiễn cho thấy, dân chủ và thực hiện
cam kết Chủ nghĩa đa phương của một nước không phụ thuộc vào thể chế chính trị
xã hội tư bản hay xã hội xã hội chủ nghĩa, cũng như không tỉ lệ thuận với số lượng
đảng mà các nước đó có. Có nước một đảng vẫn bảo đảm dân chủ và tham gia đầy đủ
cam kết Chủ nghĩa đa phương; có nước theo thể chế tư bản chủ nghĩa, có nhiều đảng
vẫn đi ngược lại với Chủ nghĩa đa phương, vẫn mất dân chủ. Vấn đề thuộc về bản
chất của thể chế chính trị và bản chất của các đảng, lợi ích xã hội mà nó đại
diện, bảo vệ.
Lịch sử cho thấy, mặc dù Hợp chủng
quốc Hoa kỳ có nhiều đảng chính trị, có nền dân chủ được cho là “hiện đại”,
nhưng gần 2 năm cầm quyền, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã rút Mỹ khỏi nhiều thỏa
thuận quốc tế quan trọng. Tháng 10/2017, Mỹ đã rút ra khỏi Tổ chức Giáo dục,
Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO); tháng 5/2018 công bố quyết định rút
khỏi thỏa thuận hạt nhân lịch sử với Iran được ký kết vào năm 2015; tháng
6/2018, Mỹ đã rút khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, Hiệp định Paris về biến
đổi khí hậu, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Qua đó không thể
cho rằng Mỹ cam kết thực hiện mạnh mẽ đối với chủ nghĩa đa phương hơn các quốc
gia khác. Như vậy, khẳng định, cam kết ủng hộ và thực hiện chủ nghĩa đa phương
không phụ thuộc vào quốc gia theo thể chế chính trị tư bản chủ nghĩa hay xã hội
xã hội chủ nghĩa.
Thứ hai, thành tựu cam kết thực
hiện chủ nghĩa đa phương của Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đã bác
bỏ luận điệu xuyên tạc của bọn chúng.
Sau 2 năm khi thống nhất đất nước
Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Liên hợp quốc vào năm 1977, thiết
lập quan hệ ngoại giao với 116 quốc gia, trong đó có một số nước phương Tây là
đồng minh của Mỹ. Từ 1986 đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với
189/193 quốc gia thành viên của Liên hợp quốc, có quan hệ kinh tế – thương mại
với hơn 230 nước và vùng lãnh thổ. Việt Nam đã thiết lập quan hệ đối tác chiến
lược với 17 nước và đối tác toàn diện với 13 nước. Trong số 5 nước ủy viên thường
trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Việt Nam thiết lập quan hệ đối tác chiến lược
với bốn nước (Anh, Nga, Pháp và Trung Quốc) và quan hệ đối tác toàn diện với Mỹ.
Ở phạm vi toàn cầu, Việt Nam đã
chủ động tham gia các cơ chế của Liên hợp quốc, như Hội đồng Bảo an, Ủy ban
nhân quyền, Hội đồng kinh tế – xã hội của Liên hợp quốc… Đặc biệt, Việt Nam đã
hai lần trúng cử là ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm
kỳ 2008 – 2009 và 2020 – 2021; trúng cử thành viên Ủy ban pháp luật quốc tế của
Liên hợp quốc (2007 và 2022).. Năm 2020, Việt Nam lần đầu tiên đề xuất và bảo vệ
thành công Nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc về Ngày Quốc tế phòng chống
dịch. Việc tăng cường hội nhập sâu vào khu vực và thế giới, chủ động và tích cực
tham gia các cơ chế đa phương ở mọi cấp độ đã nâng cao được vị thế và tiếng nói
của Việt Nam trong các vấn đề có lợi ích không chỉ với Việt Nam mà còn cho khu
vực và trên thế giới.
Như vậy, những thành tựu của Việt
Nam cũng như trên thế giới đã bác bỏ hoàn toàn những luận điệu xuyên tạc của
các thế lực thù địch về cam kết của Việt Nam đối với chủ nghĩa đa phương.
HTB-KBC
0 nhận xét:
Đăng nhận xét