Trước Hội nghị Trung ương 5 Khóa XIII
của Đảng, bè lũ Việt Tân đã có hàng loạt bài viết theo dạng “ăn ốc đoán mò, ăn
cò đoán bay” gán ghép, đồn đoán về sẽ có thay đổi nhân sự cấp cao của Đảng và
Nhà nước ta. Trên trang mạng xã hội Việt Tân, “bọn người xấu” đã tiến hành cái
gọi là “Khảo sát ý kiến của độc giả về tương lai chính trị của Tổng Bí thư”; một
số đối tượng cơ hội chính trị cũng sử dụng tài khoản mạng xã hội cá nhân để lan
truyền những thông tin, bài viết có nội dung suy diễn chủ quan liên quan đến
công tác cán bộ. Đó là thủ đoạn rất xảo quyệt nhằm “tạo sóng” gây nhiễu loạn dư
luận, gây “bất an” trong xã hội, tạo ra tâm lý hoài nghi, hoang mang trong quần
chúng nhân dân. Chúng ta đều biết rằng, mọi quyết định của Đảng liên quan
đến công tác cán bộ, đặc biệt là cán bộ cấp chiến lược đều được cân nhắc hết sức
kỹ lưỡng, thực hiện khách quan, thận trọng, theo đúng quy trình, quy định trên
cơ sở bảo đảm lợi ích của quốc gia, dân tộc. Sự thật cho đến ngày nay là minh
chứng “bẻ gãy”, “đập tan” mọi tin đồn thất thiệt về công tác nhân sự của các phần
tử thù địch, phản động.
Ngoài xuyên tạc công tác cán bộ, lợi dụng
những vi phạm, bất cập, hạn chế liên quan đến lĩnh vực đất đai, bè lũ Việt Tân
cho rằng: Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII của Đảng thảo luận, cho ý kiến quyết
định các nội dung, trong đó có nội dung về “tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết
Hội nghị Trung ương 6 khóa XI về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất
đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới”. Theo đó, “Việc tổng kết
10 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khoá XI về tiếp tục đổi mới
chính sách, pháp luật về đất đai chỉ lòng vòng theo hoa, lá, cành; chính sách đất
đai không tạo hiệu quả thay đổi vì cơ bản vẫn đất đai là sở hữu toàn dân, Nhà
nước quản lý”… Do vậy, chúng “góp ý”, “kiến nghị”: Việt Nam phải sửa đổi ngay
Luật Đất đai và phải thừa nhận sở hữu tư nhân về đất đai hoặc thừa nhận chế độ
đa sở hữu giống như nhiều nước khác. Chúng ta biết rằng, đất đai là một loại
tài sản đặc biệt, là tài nguyên quốc gia, là tư liệu sản xuất chủ yếu, thuộc sở
hữu toàn dân, Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, giao quyền sử
dụng cho các đối tượng theo quy định của pháp luật. Điều 4 của Luật Đất đai
(năm 2013) ghi: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu
và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người dân sử dụng đất
theo quy định của Luật này”. Đây là cơ sở pháp lý bảo đảm quyền, nghĩa vụ hợp
pháp cho người sử dụng. Điều này cũng bảo đảm tôn chỉ “đất đai là tài sản quốc
gia” luôn là nguyên tắc trong quá trình quản lý, sử dụng đất đai. Vấn đề đất
đai luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm, xác định là vấn đề quan trọng của quốc
gia và đã có nhiều chủ trương, chính sách bảo đảm cho người nông dân có đất đai
là tư liệu sản xuất quan trọng nhất để bảo đảm đời sống. Tuy nhiên, đất đai là
vấn đề nhạy cảm và không phủ nhận trên thực tế là một số cá nhân, địa phương
còn yếu kém trong công tác quản lý, sử dụng đất đai. Song điều đó không thể
đánh đồng giữa sự sai lầm của cá nhân, thiểu số với tính đúng đắn của đường lối,
chính sách về đất đai của Đảng và Nhà nước ta. Những “kiến nghị”, “đề xuất” mà bè
lũ Việt Tân đang tung ra như trên không phải vì mục đích hoàn thiện chính sách,
pháp luật về quản lý đất đai mà chỉ là chiêu trò để thu hẹp, tiến tới loại trừ
vai trò của Nhà nước trong công tác quản lý đất đai.
Một vấn đề nữa đó là, trên cơ sở kết
quả và kinh nghiệm phòng chống tham nhũng lãng phí, tiêu cực thời gian quan, sau
khi nghiên cứu, đánh giá, thảo luận, cân nhắc một cách kỹ lưỡng, tại Hội nghị
Trung ương 5, Ban Chấp hành Trung ương đã thống nhất rất cao về chủ trương
thành lập Ban chỉ đạo cấp tỉnh về phòng chống tham nhũng lãng phí, tiêu cực.
Đây là việc làm cần thiết, đúng đắn, phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. Vậy
mà, bè lũ Việt Tân và các đối tượng xấu lại rêu rao cho rằng “tham nhũng tại Việt
Nam như một con virus ăn sâu vào tế bào của Đảng Cộng sản, từ trên xuống dưới”;
“Việt Nam chống tham nhũng loay hoay như con kiến cành đa”?! Những luận điệu hết
sức phi lý, suy diễn vô căn cứ đó nhằm bôi nhọ Đảng và Nhà nước Việt Nam. Sự thật,
tham nhũng không phải là “sản phẩm riêng” của Việt Nam mà nó diễn ra ở tất cả
các quốc gia trên thế giới, là một vấn nạn mang tính chất toàn cầu. Trong Công
ước quốc tế về chống tham nhũng năm 2003 đã viết: “Không còn là một vấn đề,
tham nhũng là hiện tượng hiện đang vượt qua các biên giới quốc gia và ảnh hưởng
đến mọi xã hội và nền kinh tế, nên hợp tác quốc tế nhằm ngăn ngừa và kiểm soát
tham nhũng là yêu cầu cấp thiết”. Thực tiễn phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở
Việt Nam thời gian qua đã đạt được kết quả rất quan trọng, được nhân dân Việt
Nam và cộng đồng quốc tế đánh giá rất cao. Với quan điểm “Không có trường hợp
ngoại lệ”, “không có vùng cấm”, “không khoan nhượng”, “không bao che”, Việt Nam
thực sự là “điểm sáng” trong phòng chống tham nhũng lãng phí, tiêu cực.
Như vậy, với những “chiêu trò xấu bẩn”,
những kẻ bán nước Việt Tân và các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị
đã bộc lộ rõ bản chất xấu xa, phản động, mục đích chính trị thấp hèn, hòng phủ
nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, làm thay đổi bản chất
xã hội, đánh chệch hướng xã hội chủ nghĩa mà Việt Nam đang xây dựng. Mọi người
cần đề cao cảnh giác, kiên quyết đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù
địch, góp phần đưa Nghị quyết Trung ương 5 Khóa XIII của Đảng vào cuộc sống./.
LHT-H8
0 nhận xét:
Đăng nhận xét