CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI BLOG GIỮ TRỌN LỜI THỀ

Thứ Ba, 21 tháng 6, 2022

NGUỒN GỐC "CỜ BA QUE, XỎ LÁ"

 

Chắc hẳn các bạn đã nghe nhắc nhiều về cụm từ "cờ ba que,xỏ lá"... vậy tại sao lại gọi như thế? Và nó có nguồn gốc từ đâu? Bài viết hôm nay xin gửi đến các bạn sẽ làm rõ điều đó!

Trong thời Pháp thuộc, có một bọn người chuyên tổ chức những “trò chơi có thưởng”. Trò chơi của bọn họ gồm một cái que và ba chiếc lá. Mỗi lá có đính một chiếc vòng nhỏ ở cuống. Người chơi cầm cái que nhỏ xỏ vào ba vòng này. Mỗi người chỉ được xỏ một lần. Người nào xỏ vào được một lúc cả ba lá và nhấc được chúng lên thì được lĩnh thưởng. Ai xỏ trật, tức xỏ không vào lá nào hoặc chỉ vào một trong ba lá sẽ mất số tiền đặt cược.

Cũng liên quan tới trò chơi này, có người kể lại cách thức chơi của bọn chủ trò có khác chút ít. Chúng thường dùng ba que nhỏ, trong đó chỉ có một que xỏ vào chiếc lá rồi chìa cho mọi người xem. Chúng tuyên bố rằng, nếu ai rút trúng que có chiếc lá khi chúng nắm tay lại thì người đó trúng thưởng. Ngược lại, người chơi sẽ mất số tiền đặt cược trước. Dù chơi theo cách thức nào đi nữa, thì bọn chủ trò vẫn có nhiều mưu mẹo, khiến cho người chơi bao giờ cũng thua cuộc. Vì thế, người ta mới gọi bọn chủ trò là bọn “ba que xỏ lá” với hàm ý là bọn bịp bợm, lừa đảo, dối trá. Từ cách thức chơi thứ nhất, nhiều người cho rằng hình thức ban đầu của “ba que xỏ lá” là “xỏ lá ba que”.

Sở dĩ có sự thay đổi này là do việc đọc chệch cho thuận miệng, dễ đọc, dễ nhớ.

Thành ngữ “ba que xỏ lá” dần dần được mở rộng phạm vi sử dụng. Nó được dùng để chỉ tất cả những hạng người lừa lọc, bịp bợm, đểu cáng.

Cờ ba que vốn là cờ ba sọc mà lược sử có thể tạm kể như sau. Sau khi Đế quốc Nhật đảo chính thực dân Pháp, hoàng đế Bảo Đại tuyên bố độc lập trên danh nghĩa, dưới sự bảo hộ của Nhật.

Ngày 11/3/1945, ông ta tuyên bố hủy bỏ Hòa ước Quý Mùi 1883 và Hòa ước Giáp Thân 1884. Chính phủ mới được thành lập ngày 17/4/1945, đứng đầu là Trần Trọng Kim, Quốc hiệu được đổi thành Đế quốc Việt Nam và ngày 8/5/1945, quốc kỳ được chọn gọi là cờ quẻ Ly. Cờ này nền vàng, ở chính giữa có một quẻ Ly màu đỏ. Quẻ Ly là một trong 8 quẻ của bát quái, gồm một vạch liền, một vạch đứt rồi lại một vạch liền; bề rộng của các vạch này chỉ bằng khoảng 1/15 bề rộng chung của lá cờ. Cờ quẻ Ly về danh nghĩa là cờ của cả nước Việt Nam, nhưng trong thực tế Nhật vẫn cai trị Nam kỳ. Sau khi Nhật đầu hàng quân Đồng Minh, Nam kỳ mới được trao trả vào ngày 14/8/1945. Nhưng 16 ngày sau đó (chiều ngày 30/8/1945) thì Bảo Đại tuyên bố thoái vị nên trên thực tế, Nam kỳ chưa bao giờ dùng cờ quẻ Ly.

Sau khi Nhật đầu hàng quân Đồng Minh, lãnh thổ Việt Nam từ vĩ tuyến 16 trở xuống được Anh cai quản. Anh sau đó đã giao lại cho Pháp tiếp tục quản lý. Chính quyền Pháp đã khuyến khích phong trào Nam kỳ tự trị. Ngày 26/3/1946, Nam kỳ Cộng hòa quốc (République de Cochinchine) thành lập. Từ ngày 1/6, “quốc gia” này dùng quốc kỳ nền vàng, với 5 sọc vắt ngang ở giữa, gồm ba sọc xanh và hai sọc trắng chen nhau. Hình dáng lá cờ biểu tượng cho ba con sông Đồng Nai, Tiền Giang và Hậu Giang trên đất Nam Kỳ. Lá cờ này tồn tại được 2 năm cho đến khi chính quyền Nam kỳ quốc giải thể và sáp nhập vào Quốc gia Việt Nam của Bảo Đại ngày 2/6/1948.

Theo tướng Đỗ Mậu, cựu Phó thủ tướng ngụy quyền Việt Nam Cộng hòa, lá cờ vàng ba sọc do linh mục Trần Hữu Thanh vẽ ra. Nhưng có thông tin khác cho rằng, do họa sĩ Lê Văn Đệ vẽ và đã trình cho Bảo Đại chọn trong một phiên họp ở Hongkong năm 1948. Nó có nền vàng với ba sọc đỏ và hai sọc vàng chen nhau nằm vắt ngang ở giữa, tượng trưng cho quẻ Càn trong Bát Quái. Có thông tin hợp lý cho rằng, ba sọc đỏ trên lá cờ là tượng trưng cho Bắc Kỳ (Tonkin), Trung Kỳ (Annam) và Nam Kỳ (Cochinchine). Bề ngang của mỗi sọc đỏ và vàng này bằng nhau và bề ngang chung của năm sọc bằng một phần ba bề ngang chung của lá cờ.

Ngày 2/6/1948, chính phủ bù nhìn lâm thời của Thủ tướng Nguyễn Văn Xuân chính thức dùng lá cờ vàng ba sọc đỏ làm quốc kỳ của Quốc gia Việt Nam. Lá quốc kỳ vàng ba sọc đỏ sau này tiếp tục là quốc kỳ của chính quyền Quốc gia Việt Nam (1949-1955), rồi sau đó là quốc kỳ cho suốt thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Việt Nam Cộng hòa (1955-1975).

Trở lên là lược sử lá cờ ba que, lấy từ Wikipedia, qua những biến tấu của nó (chủ yếu là về màu sắc) nhưng dù có biến như thế nào thì cũng chỉ là hiện thân ô nhục của thân phận thuộc địa, khá lắm thì cũng chỉ là con rối do ngoại bang trực tiếp giật dây mà thôi. Cờ ba que – đúng ra là cờ ba sọc – thực chất chỉ là cờ bù nhìn, hết bù nhìn của Nhật đến bù nhìn của Pháp, hết bù nhìn của Pháp đến bù nhìn của Hoa Kỳ cho đến lúc Nguyễn Văn Thiệu bỏ cờ chạy thoát thân. Giuse Phạm Hữu Tạo đã viết về thân phận của cờ ba que như sau:

Sau khi Pháp thua ở Điện Biên Phủ, mặt tiền của hội nghị do một tướng Pháp và tướng Văn Tiến Dũng đồng chủ tọa, cột cờ trước phòng hội nghị chỉ có cờ đỏ Sao Vàng (cờ Việt Nam) và cờ Tam Tài (cờ Pháp). Cái “cờ ba que” cờ vàng ba sọc đỏ của ngụy quyền bù nhìn Bảo Đại chỉ được treo dưới “đít” lá cờ Pháp (cờ ba que được phục sinh kéo dài 21 năm, bởi quân xâm lược đế quốc Mỹ, hà hơi cho chế độ Diệm - Thiệu và bị xé bỏ vất vào thùng rác của Liên Hiệp Quốc, sau ngày Đại Thắng Mùa Xuân 1975.!

Nếu muốn dùng từ ngữ một cách thực sự chính xác, ta phải nói rằng, cờ của bù nhìn Bảo Đại cũng như của chế độ Sài Gòn sau 1954 là “cờ ba sọc”. Sọc là gì? “Từ điển tiếng Việt” (2007) của Trung tâm Từ điển học do Hoàng Phê chủ biên giảng là: “Vệt màu chạy dọc hoặc ngang trên mặt vải hay trên mặt một số vật”. Còn que là gì? Cũng quyển từ điển này giảng: “Vật cứng, dài và nhỏ, có thể cầm được dễ dàng để dùng vào việc gì”. Cứ như trên thì hiển nhiên là, ở đây, sọc thích hợp hơn que, nếu không muốn nói rằng que là một từ dùng có phần khiên cưỡng. Nhưng đằng sau sự khiên cưỡng này lại chính là ý chí và ý thức của người dân yêu nước, khinh bỉ và ghét bỏ cái lá cờ không cần biết do ai thiết kế, nhưng chắc chắn chỉ là một mớ vải do thực dân, đế quốc “sổ” ra từ lòng chế độ cai trị của nó mà thôi. Người dân đã quyết gọi nó là “cờ ba que” thì nó phải “gắn chết cái tên” cờ ba que. 3que xỏ lá hay ba càng (3///, đu càng)./.

NĐH-H2

 

0 nhận xét: