Trong
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Đảng ta đề cập trực tiếp các
nội dung về tôn giáo và công tác tôn giáo một cách toàn diện.
Báo
cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về các văn kiện trình Đại hội
XIII của Đảng, Đảng ta nhấn mạnh: “Tập trung hoàn thiện và triển khai thực hiện
tốt các chính sách dân tộc, tôn giáo; có những chính sách đặc thù giải quyết
khó khăn cho đồng bào dân tộc thiểu số; thực hiện tốt đoàn kết tôn giáo, đại
đoàn kết toàn dân tộc. Nghiêm trị mọi âm mưu, hành động chia rẽ, phá hoại khối
đại đoàn kết toàn dân tộc, cản trở sự phát triển của đất nước”.
Báo
cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII tại Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, trong phần xây dựng và phát huy giá trị
văn hóa, sức mạnh của con người Việt Nam, Đảng ta nêu rõ: “Phát huy các nhân tố
tích cực, nhân văn trong các tôn giáo, tín ngưỡng. Phê phán và ngăn chặn các biểu
hiện tiêu cực, mê tín, dị đoan”. Đối với nhiệm vụ, giải pháp thực hiện
về công tác tôn giáo, Đảng ta khẳng định: “Vận động, đoàn kết, tập hợp các tổ
chức tôn giáo, chức sắc, tín đồ sống “tốt đời, đẹp đạo”, đóng góp tích cực cho
công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bảo đảm cho các tổ chức tôn giáo hoạt động
theo quy định của pháp luật và hiến chương, điều lệ được Nhà nước công nhận.
Phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp và các nguồn lực của các tôn
giáo cho sự phát triển đất nước. Kiên quyết đấu tranh và xử lý nghiêm minh những
đối tượng lợi dụng tôn giáo chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa;
chia rẽ, phá hoại đoàn kết tôn giáo và khối đại đoàn kết toàn dân tộc”.
Chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030, Đảng ta xác định: “Thực hiện
tốt mục tiêu đoàn kết tôn giáo, đại đoàn kết toàn dân tộc. Bảo đảm quyền tự do
tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người theo quy định của pháp luật. Phát huy giá trị
văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo vào giữ gìn và nâng cao đạo đức truyền thống
xã hội, xây dựng đời sống văn hóa ở các khu dân cư, góp phần ngăn chặn các tệ nạn
xã hội”.
Báo
cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016
- 2020 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025,
Đảng ta đã đánh giá những thành tựu và hạn chế liên quan đến tôn giáo. Thành
tựu: “Tình hình tôn giáo ổn định; đa số chức sắc, chức việc và đồng bào có
đạo yên tâm, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, gắn bó, đồng hành
cùng dân tộc, góp phần đấu tranh, phản bác luận điệu xuyên tạc, vu cáo chính
quyền vi phạm nhân quyền, tự do tôn giáo”. Hạn chế: “Quản lý Nhà nước
về văn hóa, nghệ thuật, tôn giáo, tín ngưỡng có mặt còn hạn chế. Có hiện tượng
thương mại hóa các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo ở một số nơi”. Dự báo bối
cảnh quốc tế và khu vực, Đảng ta chỉ rõ: “Chủ nghĩa dân tộc, cực đoan, xung đột
cục bộ, sắc tộc, tôn giáo... là những thách thức lớn đe dọa sự ổn định và phát
triển ở một số khu vực, quốc gia”. Nhiệm vụ, giải pháp, Đảng ta nhấn mạnh:
“Tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo sinh hoạt đúng quy định của pháp luật;
chủ động giúp đỡ, giải quyết các nhu cầu hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, tâm
linh của quần chúng, đồng thời chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh với những
hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết
toàn dân tộc. Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công
tác tôn giáo”.
Trong
văn kiện Đại hội XIII, Đảng ta có nhiều nội dung bổ sung, cập nhật, kế thừa, tiếp
thu những ý kiến đóng góp quý báu của các nhà lãnh đạo, quản lý, quản trị về
tôn giáo, các nhà khoa học và tín đồ, chức sắc của các tôn giáo, cụ thể như
sau:
Một
là, quan điểm tiếp tục phát huy vai trò, tác động tích cực của tôn giáo trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trong đó, Đảng ta nhấn mạnh yếu tố văn hóa,
đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo
Văn
kiện Đại hội XIII của Đảng ghi rõ: “Phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt
đẹp và các nguồn lực của các tôn giáo cho sự phát triển đất nước”.
Các
quan niệm về các nguồn lực của các tôn giáo đều thống nhất ở những điểm sau: khẳng
định vai trò của tôn giáo, coi những tác động tích cực của các tôn giáo là một
trong những nguồn lực quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đều
thừa nhận các nguồn lực của các tôn giáo ở hai phương diện: nguồn lực tinh thần
và nguồn lực vật chất, trong đó nhấn mạnh nhiều hơn ở nguồn lực tinh thần - đó
là các giá trị về văn hóa, đạo đức tôn giáo; các nguồn lực của các tôn giáo đã
tham gia vào tất cả các quá trình, lĩnh vực trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc,
trong đó ưu thế, đóng góp tiêu biểu ở các lĩnh vực giáo dục, y tế, an sinh xã hội,
từ thiện nhân đạo.
Tại
Đại hội lần này, Đảng ta tiếp tục khẳng định và nhấn mạnh đến những giá trị văn
hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo. Phát huy những “nhân tố tích cực, nhân
văn trong các tôn giáo, tín ngưỡng”, “giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tôn
giáo” vào giữ gìn và nâng cao đạo đức truyền thống xã hội, xây dựng đời sống
văn hóa ở các khu dân cư, góp phần ngăn chặn các tệ nạn xã hội, phê phán và
ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực, mê tín, dị đoan.
Hai
là, thực hiện đoàn kết tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc
Đây
là mục tiêu trong thực hiện công tác tôn giáo. Đoàn kết là truyền thống cực kỳ
quý báu của dân tộc ta. Từ xưa đến nay, chính tinh thần đoàn kết để dựng nước
và giữ nước, người có đạo khác nhau, giữa người có đạo và không có đạo ở Việt
Nam luôn có sự tôn trọng, chung sống hòa hợp. Đảng ta đặt mục tiêu của công tác
tôn giáo là đoàn kết tôn giáo trong mục tiêu chung đại đoàn kết toàn dân tộc là
phù hợp, kế thừa, phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, phản ánh
đúng ý chí, khát vọng của người Việt Nam hiện nay, trong đó có đồng bào có đạo.
Ba
là, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cho mọi người
Đây
là sự khái quát đầy đủ chủ trương nhất quán của Đảng ta đối với vấn đề tự do
tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng, tôn giáo. Bảo đảm ở đây bao hàm cả sự
tôn trọng, quan tâm, tạo điều kiện về mặt pháp lý lẫn thực tế đối với quyền tự
do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người. Đối tượng bảo đảm ở đây được mở rộng là
“con người”, không những là tổ chức, “nhân dân”, “công dân” ở trong nước mà còn
là tổ chức, cá nhân người nước ngoài có tôn giáo khi họ sinh sống, học tập, làm
việc ở Việt Nam cũng như người Việt ở nước ngoài khi về quê hương.
Bốn
là, sự chủ động trong tiến hành công tác tôn giáo
Chủ
động lắng nghe, giải quyết kịp thời nguyện vọng chính đáng của nhân dân là quan
điểm, thực tiễn sinh động khẳng định tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa,
vai trò lãnh đạo đất nước không thể thay thế được của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Công tác tôn giáo cũng vậy, cần có sự chủ động để kịp thời phát huy những tác động
tích cực, hạn chế, phê phán, đấu tranh, xử lý các biểu hiện tiêu cực liên quan
đến tôn giáo.
Trong
văn kiện Đại hội XIII, Đảng ta khẳng định sự chủ động nhằm giải quyết đồng thời
hai nhiệm vụ: Giúp đỡ, giải quyết các nhu cầu hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng,
tâm linh của quần chúng; Phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh với những hành vi lợi
dụng tín ngưỡng, tôn giáo để chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Hai
nhiệm vụ này cần được tiến hành song song, đề cao tính chủ động của hệ thống
chính trị, nhất là các cơ quan chức năng là hết sức cần thiết.
Như
vậy, những nội dung liên quan đến tôn giáo, công tác tôn giáo được đề cập trong
văn kiện Đại hội XIII thể hiện Đảng ta đã kế thừa, bổ sung, tiếp thu những đóng
góp quý báu từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, nhất là nguyện vọng của
đồng bào có đạo, phù hợp với thực tiễn sinh động của đời sống tín ngưỡng, tôn
giáo ở nước ta. Đây là cơ sở định hướng trong nhận thức và thực hiện có hiệu quả
công tác tôn giáo, tiếp tục phát huy “các nguồn lực của các tôn giáo” cho sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, đồng thời đấu tranh làm
thất bại mọi âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, phản động lợi dụng tín
ngưỡng, tôn giáo để chống phá cách mạng nước ta./.
P.T.H.H2
0 nhận xét:
Đăng nhận xét