Việt Nam hiện có hàng trăm loại mạng xã hội khác
nhau. Hầu hết các mạng xã hội lớn tại Việt Nam đều là các mạng xã hội của các công
ty nước ngoài, cung cấp dịch vụ xuyên biên giới vào nước ta. Facebook vẫn là mạng
xã hội được sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam, tiếp đến là Zalo, Youtube, Facebook
Messenger, TikTok, Instagram, Mocha, Google+, LINE, Flickr, Pinterest. Bên cạnh
đó còn có các ứng dụng nhắn tin có độ bảo mật cao (Telegram, Mocha, Viber, Skype,
Whatsapp).
Lợi
dụng internet và mạng xã hội, các thế lực thù địch đã lập hàng nghìn trang web,
blog, hàng trăm loại báo chí, nhà xuất bản và các đài phát thanh truyền hình có
chương trình tiếng Việt (như “Tiếng nói thống nhất dân chủ”, “Hồn Việt”…), tổ chức
nhiều cuộc hội thảo, tọa đàm, làm việc trực tiếp với các tổ chức, cá nhân phản động
trong và ngoài nước… để xuyên tạc, nói xấu chế độ. Chúng núp dưới chiêu bài “nhân
quyền”, “dân chủ”, “dân oan”, “dân tộc”, “tôn giáo”, “chủ quyền lãnh thổ”, cổ xúy
đa nguyên, đa đảng... để xúi giục, kích động, gây nghi ngờ, tâm lý bất mãn, bức
xúc trong dân chúng, làm mất ổn định xã hội, tiến tới bạo loạn, lật đổ chính quyền.
Qua
theo dõi từ thực tế và đấu tranh của báo điện tử chống các luận điệu sai xuyên tạc,
thù địch trên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội, chúng tôi thấy các lĩnh
vực mà những thế lực phản động, chống đối thường tập trung khoét sâu là:
• Xuyên
tạc và phủ định chủ nghĩa Mác-Lênin. Xuyên tạc hình ảnh lãnh tụ và tư tưởng Hồ Chí
Minh.
• Xuyên
tạc các chính sách liên quan về tôn giáo.
• Xuyên
tạc các vấn đề dân chủ, nhân quyền.
• Xuyên
tạc các vấn đề về dân tộc.
• Lợi
dụng một số sai sót, yếu kém trong quản lý, điều hành của chúng ta để khoét sâu,
thổi phồng rồi phủ định sạch trơn đường lối, chính sách của Đảng và sự quản lý,
điều hành của Nhà nước.
• Giả
mạo các tài khoản của lãnh đạo Đảng, Nhà nước để tung tin xấu độc, tạo khoảng trống
niềm tin trong dư luận.
• Bịa
đặt, tung tin giả gây chia rẽ nội bộ, mất ổn định xã hội.
Theo
thống kê, đã có hàng nghìn hội nhóm phản động mới xuất hiện trên mạng xã hội, đáng
chú ý là: “Việt Tân”, “Dân Luận”, “Pháp luân công”, “Hóng biến”, “Việt Nam Cộng
hòa”; các trang phản động, như: Người Việt Online, “Nhật ký yêu nước”, “Dân làm
báo”… Trung bình 1 tháng, các thế lực thù địch phát tán hơn 130.000 bài viết, video
xuyên tạc lên internet, mạng xã hội (tin giả, xấu độc chiếm trên 50%). Trong đó,
có hơn 80.000 bài viết được phát tán trên mạng xã hội Facebook, chiếm 67% và khoảng
40.000 bài viết, video xuyên tạc từ các kênh mạng xã hội Youtube, Blog cá nhân hoặc
các kênh tin tức phản động.
Ngoài
ra, các tổ chức phản động còn triệt để khai thác tính năng “phát trực tuyến” của
Youtube và Facebook làm công cụ phát tán thông tin xấu độc. Chúng sử dụng các đối
tượng phản động tại chỗ, hoặc cử người đến địa bàn có vụ việc “nóng” xảy ra, để
đăng tải video trực tiếp lên mạng xã hội với nội dung xuyên tạc thông tin, gây hoang
mang trong dư luận. Các tổ chức phản động còn tổ chức theo dạng Group Facebook,
lợi dụng các tính năng cộng đồng, tính bảo mật để xây dựng lên các diễn đàn trao
đổi, phát tán thông tin phản động hay tạo các nhóm bí mật để liên lạc, lên kế hoạch
biểu tình, chống phá chế độ. Đáng chú ý, cứ “đến hẹn lại lên”, mỗi khi chuẩn bị
diễn ra Đại hội Đảng, bầu cử Quốc hội thì sự chống phá của các thế lực thù địch
ngày càng quyết liệt, trắng trợn hơn.
HVD-H8
0 nhận xét:
Đăng nhận xét