“Dân thụ hưởng” là giá trị đích thực của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam,
là đích đến cuối cùng, là mục tiêu tối thượng của một nhà nước thực sự của dân,
do dân và vì dân. Đúc rút kinh nghiệm từ thực tiễn gần 35 năm đổi mới đất nước, Đảng
ta đã bổ sung một nội dung quan trọng, có ý nghĩa vô cùng nhân văn, nhân bản -
đó là “dân thụ hưởng”, hoàn bị phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm
tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Đây là một điểm mới, mang tính đột phá, đồng
thời, thể hiện nền dân chủ ngày càng được mở rộng, đi vào nền nếp trong quá
trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân,
vì nhân dân với quan điểm xuyên suốt “nước lấy dân làm gốc”.
Trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Đảng ta bổ sung
thành tố “dân thụ hưởng” bên cạnh “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra,
dân giám sát” là sự khẳng định sâu sắc bản chất ưu việt của chế độ xã hội chủ
nghĩa. Sự bổ sung này thể hiện mối quan hệ biện chứng, tương hỗ giữa cống hiến
và thụ hưởng, tạo xung lực phát triển kinh tế - xã hội, từ đó, tạo nền tảng
hoàn thiện và hiện thực hóa thêm một bước tư tưởng phát huy quyền làm chủ, vì
cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc của nhân dân. Nội hàm “dân thụ hưởng” có thể
khái quát trên một số nội dung cốt lõi sau đây:
Thứ nhất, người dân được nhận, được hưởng những thành quả của sự phát
triển. “Dân thụ hưởng” nhấn mạnh nhân tố lấy “dân làm gốc”, trọng dân, tin dân,
để nhân dân được thụ hưởng đầy đủ những thành tựu của công cuộc xây dựng, phát
triển đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Nếu không có nhân dân thì Chính
phủ không đủ lực lượng... Nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc, tự do,
thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”.
Thứ hai, người dân được thỏa mãn các lợi ích đa dạng trong xã hội,
biến lợi ích trở thành động lực cho sự phát triển đất nước. “Dân thụ hưởng” nhấn
mạnh việc thực hiện hóa nguyên tắc “làm theo năng lực, hưởng theo lao động”,
“có làm có hưởng” - đây là quy luật thực tiễn khách quan. Động lực chính cho sự
phát triển là lợi ích - hài hòa tổng thể lợi ích của cá nhân, tập thể và xã hội.
Thứ ba, toàn thể nhân dân, không phân biệt giai cấp, tầng lớp đều được
thụ hưởng thành quả của sự phát triển như nhau. “Dân thụ hưởng” nhấn mạnh tính
bao trùm, đến toàn thể nhân dân, mọi giai cấp, mọi tầng lớp đều có cơ hội bình
đẳng về mặt thụ hưởng thành quả của sự phát triển; không phải là một số nhóm xã
hội hay những tầng lớp có ưu thế hơn. Đảng ta khẳng định: “Xã hội xã hội chủ
nghĩa mà nhân dân Việt Nam đang phấn đấu xây dựng là một xã hội dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ;... con người có cuộc sống
ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện”.
Thứ tư, mọi chủ trương, chính sách phải tạo ra sự thay đổi tích cực
trong đời sống của nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Đảng ta vĩ đại, vì
ngoài lợi ích của giai cấp, của nhân dân, của dân tộc, Đảng ta không có lợi ích
gì khác”. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định trong bài “Một số vấn đề
lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam” rằng “Mọi đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật và hoạt động của
Nhà nước đều vì lợi ích của nhân dân, lấy hạnh phúc của nhân dân làm mục tiêu
phấn đấu”, đúng ý dân, hợp lòng dân, phát huy tốt vai trò chủ thể của nhân dân
trong tổ chức, triển khai thực hiện với phương châm “dân biết, dân bàn, dân kiểm
tra, dân giám sát”, nhân dân sẽ tham gia hưởng ứng tích cực, trở thành phong
trào sâu rộng, nhanh chóng hiện thực hóa trong cuộc sống./.
NVC-H4
0 nhận xét:
Đăng nhận xét