Mới đây, trên diễn đàn Voatiengviet.com phát
tán bài viết Chất lượng cuộc sống tốt hơn nhưng người dân Việt Nam có ít tự
do. Bài viết đã lợi dụng báo cáo đánh giá thực trạng thực thi quyền con người của
tổ chức Sáng kiến đánh giá nhân quyền (HRMI) để bóp méo, xuyên tạc, bôi nhọ
tình hình xã hội Việt Nam, từ đó hạ thấp uy tín, vị thế lãnh đạo của Đảng Cộng
sản Việt Nam. Tuy nhiên, mưu đồ đó không thể lừa gạt được người dân Việt Nam.
Dựa vào thông tin sai lệch, đánh
giá thiếu khách quan, phiến diện từ bản báo cáo thường niên của tổ chức HRMI mới
được công bố, VOA cho rằng: nhiều người Việt Nam không được hưởng quyền tự
do dân sự và chính trị, so với các quốc gia khác, Việt Nam đang thực
hiện tệ hơn mức bình thường về các quyền về trao quyền. Tuy nhiên đây chỉ
là nhận xét mang tính cực đoan, thiếu thiện chí, là sự “tung hứng” quen thuộc,
nhằm chống phá Việt Nam giữa HRMI và VOA. Nhưng sự thật vẫn sẽ là sự thật,
không luận điệu nào có thể phủ nhận! Qua các thời kỳ cách mạng, Đảng, Nhà nước
Việt Nam luôn xác định quyền con người là giá trị thiêng liêng. Tuyên ngôn độc
lập và trong các bản Hiến pháp của Việt Nam luôn nhất quán quan điểm bảo đảm
cao nhất, đầy đủ nhất quyền con người, phù hợp với các chuẩn mực quốc tế và thực
tiễn cách mạng Việt Nam. Trong thời kỳ đổi mới đất nước, Việt Nam luôn ghi dấu ấn
như một quốc gia tiên phong trong bảo đảm quyền con người, được nhân dân tiến bộ
và cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Nhân dân Việt Nam được bảo đảm đầy
đủ các quyền con người, quyền công dân, có cuộc sống tự do, hạnh phúc, các dân
tộc bình đẳng, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng của
người dân được tôn trọng, thể hiện ở sự phát triển của các cơ sở tôn giáo trong
thời gian vừa qua.
Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí được bảo
đảm ở mức độ cao. Hiện Việt Nam có gần 800 cơ quan báo chí rộng khắp trên cả nước,
đa dạng các loại hình báo chí. Tuy là một nước “đi sau” nhưng Việt Nam có tốc độ
phát triển internet nhanh hàng đầu thế giới và giá truy cập thấp hơn rất nhiều
so với nhiều quốc gia. Điều này khiến khách du lịch quốc tế đến Việt Nam hết sức
bất ngờ và cảm thấy thú vị. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh covid-19 bùng
phát, kinh tế - xã hội gặp rất nhiều khó khăn, nhưng Đảng, Nhà nước Việt Nam
luôn đặt lên hàng đầu việc bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân; kiên quyết
“không để ai bị bỏ lại phía sau”. Đánh giá về những nỗ lực và kết quả của Việt
Nam trong bảo vệ quyền con người, bà Tatiana Valovaya, Tổng Giám đốc Văn phòng
Liên hiệp quốc tại Giơ-ne-vơ (Thụy Sĩ) nhấn mạnh: “Việt Nam đã nỗ lực, quyết
tâm rất cao trong việc bảo vệ quyền con người và thực hiện các Mục tiêu phát
triển bền vững của Liên hiệp quốc”. Những kết quả và nhận định trên là sự thật
không thể đảo ngược, là lời phản bác thuyết phục đối với những luận điệu xuyên
tạc, chống phá của VOA.
Đặc biệt, Việt Nam được đánh giá
là một trong những quốc gia an toàn và hạnh phúc nhất trên thế giới. Theo đánh
giá của tạp chí thương mại hàng đầu thế giới (CEOWORLD, Mỹ), chất lượng sống của
Việt Nam năm 2021 xếp hạng 62/165 quốc gia. Đây là thứ hạng cao hơn rất nhiều
so với các quốc gia. Những thành tựu về thay đổi chất lượng sống của người dân
Việt Nam không phải quốc gia nào cũng thực hiện được. Kể cả các nước phát triển
hàng đầu thế giới, bên trong vỏ bọc hào nhoáng về kinh tế, cuộc sống của một bộ
phận lớn người dân, nhất là người dân nghèo còn rất nhiều khó khăn. Thực tế cho
thấy ở Mỹ, khi đại dịch Covid - 19 xảy ra, nhiều người nghèo phải thiệt mạng vì
không được chữa trị; nhiều người Việt mang tư tưởng chống cộng điên cuồng phải
vội vã tìm cách chạy về “quê hương, bản quán” để lánh nạn. Nếu Việt Nam là một
đất nước ít tự do và rất tệ như VOA quy chụp thì tại sao
nhiều người “chống cộng” lại trở về như vậy? Thiết nghĩ, câu hỏi này đã có lời
đáp!
Bước ra từ đau thương chiến
tranh, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam, cuộc sống của người
dân Việt Nam đang từng bước được nâng lên theo hướng ngày càng tốt đẹp hơn. Mọi
sự bóp méo, xuyên tạc, vu khống, chống phá Việt Nam về vấn đề tự do, nhân quyền,
về chất lượng cuộc sống… không thể phủ nhận được thực tiễn đó. Hơn hết, không
thế lực bên ngoài nào có quyền phán xét, phủ nhận những thành tựu phát triển của
dân tộc Việt Nam./.
HVT-KBC
0 nhận xét:
Đăng nhận xét