CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI BLOG GIỮ TRỌN LỜI THỀ

Thứ Hai, 19 tháng 9, 2022

KHÔNG THỂ PHỦ NHẬN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM

  

Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam được đảm bảo trên thực tế. Theo thống kê khoảng 95% dân số Việt Nam có đời sống tín ngưỡng. Hiện nay, nước ta có 13 tôn giáo với 36 tổ chức tôn giáo và 01 pháp môn tu hành đã được công nhận và cấp đăng ký hoạt động, với khoảng 30 triệu tín đồ, trên 100 nghìn chức sắc, nhà tu hành, hàng chục cơ sở đào tạo chức sắc tôn giáo, hàng chục nghìn cơ sở thờ tự, v.v. Hằng năm, có khoảng 8.500 lễ hội tôn giáo, tín ngưỡng được tổ chức. Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng chức sắc, nhà tu hành được duy trì, mở rộng. Nhiều chức sắc và nhà tu hành Việt Nam được cử đi đào tạo ở Mỹ, Pháp, Italia, Ấn Ðộ v.v… Đại diện chức sắc các tôn giáo Việt Nam đã tham gia đối thoại tôn giáo, tín ngưỡng, giao lưu học hỏi, trao đổi giáo lý và giáo luật tại các diễn đàn lớn, như: Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN),… và có quan hệ với Vatican kể từ năm 1989 đến nay.

Quyền tự do tôn giáo ở Việt Nam luôn được Đảng, Nhà nước Việt Nam nhất quán quan điểm “Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc”; từ đó, kiên trì chính sách tôn trọng và đảm bảo quyền tự do, tín ngưỡng tôn giáo của mọi người dân và đã đạt được những kết quả tốt đẹp. Các hoạt động tôn giáo ở Việt Nam phát triển tích cực, ổn định; đồng bào có đạo ngày càng tin tưởng vào chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Các bản Hiến pháp của Nhà nước ta đều quy định rõ về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân. Điều 24, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật”.  

 Tuy nhiên, trong những năm vừa qua một số nước phương Tây đã thông qua nhiều cái gọi là nghị quyết, dự luật về tự do tôn giáo, dân chủ, nhân quyền không phản ánh thực tế đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam. Hằng năm, Ủy ban Tự do tôn giáo quốc tế Hoa Kỳ đều công bố Báo cáo tình hình tự do tôn giáo, với nhiều nội dung thiếu khách quan, thậm chí vu cáo, xuyên tạc tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam. Họ cho rằng, Việt Nam vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân; đòi trả tự do cho những đối tượng là chức sắc tôn giáo vi phạm pháp luật; đòi trả lại đất đai cho các tôn giáo mà chính quyền đã quốc hữu hóa, v.v. Họ thường cho rằng, Việt Nam kiểm soát hoạt động tôn giáo bằng luật và giám sát hành chính, hạn chế nghiêm ngặt hoạt động tôn giáo độc lập và đàn áp các cá nhân và nhóm tôn giáo. Không chỉ thế, họ còn hỗ trợ cho các tổ chức phản động người Việt ở nước ngoài, như: tổ chức khủng bố “Việt Tân”, “Đảng Vì dân”, “Ủy ban tự do tôn giáo cho Việt Nam”, các phần tử cơ hội chính trị, bất mãn, chống đối, linh mục cực đoan quá khích,… nhằm chống Đảng, Nhà nước ta. Chúng ra sức kích động chức sắc, tín đồ tôn giáo trong nước chống đối, gửi “thỉnh nguyện thư” lên các tổ chức “dân chủ”, “nhân quyền” quốc tế đề nghị can thiệp, đòi Nhà nước Việt Nam trả tự do cho số đối tượng vi phạm pháp luật bị chính quyền xử lý mà họ gọi là “tù nhân lương tâm”.

Cá biệt, một số đối tượng là chức sắc cực đoan trong các tôn giáo gắn vấn đề tôn giáo với dân chủ, nhân quyền, tăng cường câu kết với các đối tượng phản động, cơ hội chính trị,… để tuyên truyền, cổ súy tư tưởng đa nguyên, đa đảng, thực hiện cái gọi là “xã hội dân sự”, nhằm phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và đòi tư hữu hóa đất đai; kích động giáo dân tụ tập, khiếu kiện đông người, chống đối chính quyền, gây phức tạp an ninh, trật tự, an toàn xã hội, v.v. Đó là những hành động vi phạm nhân quyền trắng trợn đối với một quốc gia có chủ quyền.

Trong khi đó, ai cũng biết, ngay tại nước Mỹ, luật pháp các bang cũng quy định rất rõ hành vi chống chính quyền và chế tài xử phạt tương ứng. Đặc biệt, các tòa án ở Mỹ cũng rất nghiêm khắc đối với các hành vi chống chính quyền. Bất kể cá nhân nào có hành vi danh xưng tôn giáo để tập hợp lực lượng, chống nước Mỹ đều bị cơ quan bảo vệ pháp luật ở các bang bắt, xử lý. Vậy thì hà cớ gì, những hành vi lợi dụng tự do tôn giáo để vi phạm pháp luật, chống chính quyền của một số đối tượng ở Việt Nam, khi bị cơ quan tiến hành tố tụng bắt, xử lý, lại bị đánh lận thành "đàn áp tôn giáo"? Trong nhiều lần làm việc với cá nhân, tổ chức có trách nhiệm nước ngoài, trong đó có Bộ Ngoại giao Mỹ, Việt Nam đã đề nghị cần có cách nhìn đầy đủ, khách quan, tôn trọng sự thật tình hình tôn giáo ở Việt Nam. Nếu như ngay tại nước Mỹ, việc họ tiếp cận thông tin có những sai lệch, thì Việt Nam đã rất thiện chí, tạo điều kiện để việc tìm hiểu thực tế tôn giáo đảm bảo khách quan. Việc đánh giá, theo đó, cần tuân thủ nguyên tắc và thiện chí này.

 Một lần nữa chúng ta khẳng định chắc chắn rằng, ở Việt Nam hoàn toàn không có cái gọi là đàn áp, tiêu diệt các tôn giáo, vi phạm tự do tôn giáo. Những luận điệu xuyên tạc, vu cáo của các tổ chức và cá nhân về tự do tín gưỡng tôn giáo ở Việt Nam chỉ là chiêu trò tiếp tay cho các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tôn giáo, nhân quyền để chống phá Đảng, Nhà nước, phá hoại cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân Việt Nam. Vì vậy mỗi chúng ta phải thường xuyên nêu cao cảnh giác, nhận diện, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tôn giáo để chống đối chế độ là trách nhiệm của mỗi người dân Việt Nam./.

=TXD-H2=

0 nhận xét: