Ph.Ăng-ghen, lãnh tụ thiên tài, người thầy vĩ đại của giai cấp vô sản, người đã cùng C. Mác xây dựng nên lý luận CNXH khoa học và đấu tranh vì sự nghiệp giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động, vì chủ nghĩa cộng sản.
Ph.Ăng-ghen là người bạn, người đồng
chí, người cộng sản gần gũi nhất của Các Mác, đã cùng Các Mác sáng lập nên chủ
nghĩa Mác, học thuyết khoa học và cách mạng, hệ tư tưởng của giai cấp công nhân
và những người cộng sản, vũ khí tư tưởng của giai cấp công nhân trong cuộc đấu
tranh xoá bỏ chế độ tư bản, xây dựng xã hội mới xã hội chủ nghĩa, cộng sản chủ
nghĩa.
Vào đầu những năm 40 của thế kỷ
XIX, mặc dù phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản chống lại sự thống trị,
bóc lột của giai cấp tư sản đã phát triển mạnh mẽ, nhưng vẫn còn mang tính tự
phát, chưa có mục tiêu rõ rệt; giai cấp công nhân còn chưa nhận thức được lợi
ích giai cấp và sứ mệnh lịch sử cao cả của mình.
Những học thuyết khác nhau của chủ
nghĩa xã hội không tưởng, chủ nghĩa cải lương, tư tưởng vô chính phủ đều thất bại
và đem lại những tổn thất to lớn cho phong trào công nhân. Nhu cầu cấp thiết của
phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân lúc này là cần có một học thuyết
cách mạng chỉ đường, giúp cho phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân từ tự
phát trở thành tự giác, hoàn thành sứ mệnh lịch sử vĩ đại của mình.
Trong thời gian 40 năm,
Ph.Ăng-ghen đã cùng với Các Mác dày công nghiên cứu, kế thừa những tinh hoa tư
tưởng của nhân loại, đó là triết học cổ điển Đức, kinh tế chính trị học Anh và
chủ nghĩa xã hội Pháp; đồng thời tắm mình vào trong thực tiễn phong phú, sinh động
của phong trào đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân, xây dựng nên chủ
nghĩa Mác. Đây là những cơ sở lý luận khoa học, là vũ khí tư tưởng cho cuộc đấu
tranh cách mạng của giai cấp công nhân.
Cũng như Các Mác, Ăng-ghen đã đem
nghị lực sôi sục, trí tuệ sáng suốt và trái tim nồng cháy của mình tham gia
phong trào cách mạng, dũng cảm đấu tranh cho sự nghiệp của giai cấp công nhân.
Tài năng của Ăngghen với tư cách một nhà chiến lược và sách lược cách mạng thể
hiện xuất sắc trong các thời kỳ cách mạng 1948-1949 ở Châu Âu, thời kỳ hoạt động
của Quốc tế I và Công xã Paris.
Cùng với Các Mác, Ph.Ăng-ghen đã đấu
tranh không khoan nhượng chống lại những khuynh hướng cải lương và biệt phái (của
Pruđông, Latxan, Bacunin...) để thống nhất hàng ngũ quốc tế. Cùng với Các Mác,
Ph.Ăng-ghen là người đỡ đầu của Đảng Dân chủ - xã hội Đức, có ảnh hưởng to lớn
đến hoạt động của Đảng. Những nhà xã hội chủ nghĩa Pháp, Áo, Hungari, Anh, Ba
Lan, Tây Ban Nha, Italy, Nga, Hà Lan và nhiều nước khác đều nhận được sự giúp đỡ
vô giá của Ph.Ăng-ghen.
Ph.Ăng-ghen được ngưỡng mộ, kính
trọng không chỉ bởi trí tuệ của một nhà bác học, lòng dũng cảm, nhiệt huyết của
một chiến sĩ cách mạng vĩ đại, mà còn bởi phẩm chất cao cả thể hiện trong tình
bạn, tình đồng chí khăng khít, thuỷ chung, cảm động, hiếm có với Các Mác.
Tự nhận mình là cây vĩ cầm số 2
bên cạnh Các Mác, còn Các Mác mới chính là cây vĩ cầm số 1, nên mặc dù rất say
mê nghiên cứu sáng tạo và say mê hoạt động trong phong trào công nhân, ghét cay
ghét đắng nghề thư lại, nhưng Ph.Ăng-ghen đã chấp nhận làm nhân viên văn phòng
của một hãng buôn ở Manchester để có thể giúp đỡ vật chất cho Các Mác, tạo điều
kiện cho Các Mác làm việc, sáng tạo.
Sau khi Các Mác qua đời,
Ph.Ăng-ghen đã gác bỏ nhiều dự định riêng của mình, tập trung thời gian, công sức
để thực hiện một công việc vô cùng nặng nề, khó khăn mà chỉ Ph.Ăng-ghen mới có
thể làm được là chỉnh lý, biên tập và cho xuất bản quyển II, quyển III Bộ ''Tư
bản'' mà Mác để lại còn dưới dạng các bản thảo.
Đây là tác phẩm lớn nhất, vĩ đại
nhất của Các Mác và chủ nghĩa Mác. Bằng việc làm này, V.I.Lê nin đã nhận xét:
“Ăng-ghen đã dựng cho người bạn thiên tài của ông một đài kỷ niệm trang nghiêm,
trên đó Ăngghen cũng không ngờ là đã khắc luôn cả tên mình bằng những chữ không
bao giờ phai mờ được'' . Đồng thời, Ph.Ăng-ghen dành nhiều thời gian, công sức
để tuyên truyền cho các tư tưởng của Mác, đấu tranh bảo vệ tư tưởng của Mác trước
sự tấn công, xuyên tạc của các lực lượng thù địch.
Nhưng Ph.Ăng-ghen cũng phê phán,
kiên quyết lên án khuynh hướng và những mưu toan biến học thuyết do Các Mác và
ông sáng lập trở thành một mớ những công thức giáo điều, cứng đơ, bất biến. Ông
đấu tranh không khoan nhượng với những ai coi thường sự tiến bộ của khoa học,
những điều kiện mới và những nhu cầu mới của xã hội./.
TMN-H4
0 nhận xét:
Đăng nhận xét