Chủ
nghĩa cơ hội ra đời cùng với quá trình hình thành và phát triển của phong trào
cộng sản và công nhân quốc tế. Trong thời kỳ 1864 khi quốc tế I được thành lập
đến 1914. Chủ nghĩa cơ hội từ một vài xu hướng, bè phái cơ hội như Frudong,
Baculin đã phát triển thành một lực lượng chính trị đáng kể trong các Đảng chủ
chốt của quốc tế II, dẫn tới sự phân liệt sâu sắc phong trào cộng sản và công
nhân quốc tế, cuối cùng dẫn tới sự phá sản của quốc tế II.
Trong
quá trình lãnh đạo cách mạng, các Đảng cộng sản và công nhân quốc tế vừa phải tập
trung đấu tranh chống lại giai cấp tư sản và chủ nghĩa tư bản để thực hiện mục
tiêu cuối cùng giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải
phóng con người, vừa phải tiến hành cuộc đấu tranh rất quyết liệt, phức tạp và
lâu dài với một loại kẻ thù bên trong giấu mặt, trá hình giả danh chủ nghĩa
Mác, chống lại chủ nghĩa Mác, phản bội lại phong trào cách mạng đó là chủ nghĩa
cơ hội.
Theo
từ điển Bách khoa Việt Nam: Chủ nghĩa cơ hội là hệ thống quan điểm chính trị
không theo một định hướng, một đường lối rõ rệt, không có chính kiến hẳn hoi,
ngả nghiêng nhằm mưu lợi trước mắt. Trong phong trào cách mạng vô sản, chủ
nghĩa cơ hội là chính trị thỏa hiệp, cải lương, hợp tác vô nguyên tắc, trái với
lợi ích cơ bản của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Trên thực tế chủ
nghĩa cơ hội có hai khuynh hướng chủ yếu: Chủ nghĩa cơ hội hữu khuynh có tính
chất cải lương thiên về thỏa hiệp muốn “cải biến” một cách hòa bình, chủ nghĩa
tư bản thành chủ nghĩa xã hội từ bỏ đấu tranh giành thắng lợi thực sự về tay
giai cấp công nhân. Chủ nghĩa cơ hội hữu khuynh tiêu biểu là Becstanh và Causky
tồn tại trong các Đảng công nhân thời quốc tế II cho đến tận ngày nay. Từ nửa
sau thế kỷ XX chủ nghĩa cơ hội hữu khuynh xuất hiện như một thứ chủ nghĩa xét lại
hữu khuynh. Chủ nghĩa cơ hội “tả” khuynh là sự pha trộn giữa cực đoan và phiêu
lưu, giáo điều, manh động, chủ quan, sùng bái bạo lực, không đếm xỉa tới tình
thế khách quan. Chủ nghĩa cơ hội “hữu” hay “tả” khuynh đều đẩy phong trào công
nhân đi đến hy sinh vô ích và thất bại.
Bản
chất chủ nghĩa cơ hội là trào lưu tư tưởng đối lập với chủ nghĩa Mác - Lênin, là tàn dư tư tưởng tư sản, tiểu tư sản
trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Là sự hy sinh lợi ích cơ bản
lâu dài của giai cấp công nhân, của dân tộc, vì lợi ích trước mắt của một nhóm,
một bộ phận, là sự đầu hàng trước những trào lưu tư tưởng tư sản và phản bội lại
chủ nghĩa Mác - Lênin. Chủ nghĩa cơ hội tồn tại dưới nhiều hình thức biểu hiện:
Về lý luận đó là sự chiết trung, ngụy biện sẵn sàng thay đổi quan điểm tư tưởng
cơ bản để trục lợi, về kinh tế thể hiện tư tưởng thực dụng sẵn sàng đánh đổi cả
phong trào vì lợi ích trước mắt của một nhóm người, về hành động là phiêu lưu,
lúc tả, lúc hữu, lúc nóng vội, lúc chủ quan sẵn sàng từ bỏ mục tiêu của phong
trào sự nghiệp. Về thủ đoạn thì lươn lẹo lắt léo, luồn lách, sẵn sàng thỏa hiệp
vô nguyên tắc với mọi trào lưu khi có lợi.
Chủ
nghĩa cơ hội là kẻ thù bên trong, tồn tại với rất nhiều đặc điểm và rất nguy hiểm
phá hoại Đảng, phá hoại phong trào từ bên trong. Muốn phòng chống chủ nghĩa cơ
hội có hiệu quả để bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin. Tư tưởng Hồ Chí Minh, bảo vệ Đảng,
giữ vững bản chất cách mạng và khoa học của Đảng, chúng ta cần nhận rõ nguồn gốc
nảy sinh và sự phát triển, nhận diện chủ nghĩa cơ hội hiện nay ở nước ta và tiến
hành đồng bộ các giải pháp để đấu tranh phòng chống chủ nghĩa cơ hội trong tình
hình hiện nay.
Chủ
nghĩa cơ hội là một hiện tượng xã hội lịch sử, nảy sinh trong cuộc đấu tranh giữa
hai hệ tư tưởng tư sản và vô sản, giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản.
Cho nên chừng nào còn tồn tại cuộc đấu tranh này thì vẫn còn cơ sở cho chủ
nghĩa cơ hội.
Chủ
nghĩa cơ hội có nguồn gốc từ mâu thuẫn giai cấp và cuộc đấu tranh giai cấp giữa
giai cấp vô sản và giai cấp tư sản, giữa hệ tư tưởng vô sản và hệ tư tưởng tư sản,
giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản gắn chặt với các điều kiện khách quan
và chủ quan.
Nhận
thức rõ bản chất, những biểu hiện chủ yếu, nguồn gốc và nguy cơ của chủ nghĩa
cơ hội đối với sự tồn vong của Đảng và sự thành bại của phong trào cách mạng,
cho nên đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội dưới mọi màu sắc “tả” khuynh, “hữu”
khuynh, giáo điều, xét lại không chỉ là yêu cầu tất yếu của phong trào cách mạng
mà còn là quy luật, bảo vệ, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, bảo vệ và xây dựng Đảng cộng sản trong sạch vững mạnh cả về chính trị tư
tưởng và tổ chức./.
H2-NBL
0 nhận xét:
Đăng nhận xét