Đại đoàn kết
dân tộc là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam, di sản vô giá, là cội nguồn
sức mạnh của dân tộc Việt Nam. Truyền thống thiêng liêng đó được vun đắp
qua hàng nghìn năm lịch sử bởi lòng yêu
nước, ý chí tự lập tự cường, yêu thương, đùm bọc đồng bào, đồng chí đồng đội.
Như Bác Hồ đã chỉ rõ “ Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công, thành
công, đại thành công”. Phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc có ý nghĩa vô
cùng to lớn trong mọi giai đoạn lịch sử Việt Nam. Nếu trước kia, sự đoàn kết
giúp dân tộc Việt Nam vượt qua tất cả các cuộc xâm lăng, bảo vệ và thống nhất đất
nước, giữ vững độc lập chủ quyền Tổ quốc; thì ngày nay sự đoàn kết giúp đất nước
đạt được nhiều thành tựu to lớn trong tất cả lĩnh vực: chính trị, quốc phòng,
kinh tế, văn hóa, xã hội... ví dụ cụ thể nhất có thể thấy là đại dịch Covid-19
vừa qua, toàn Đảng, toàn dân đã đồng lòng, phát huy tinh thần tương thân tương
ái vượt qua đại dịch.
Vì vậy,
mỗi dân Việt Nam hoàn toàn có quyền tự hào, giữ gìn và bồi đắp thêm vào truyền
thống quý báu đó, đặc biệt trước chiến lược “Diễn biến hòa bình”, “Tự diễn biến,
tự chuyển hóa” của các thế lực thù địch, phản động. Chúng sử dụng nhiều thủ đoạn thâm độc, nham hiểm,
đánh vào mọi mặt, đặc biệt là khối địa đoàn kết dân tộc, với nhiều hình thức,
phương thức đa dạng, trực tiếp hoặc gián tiếp, sử dụng tối đa các phương tiện
hiện có tác động đến tư tưởng, tâm lí, tình cảm của người dân Việt Nam nhằm phá
hoại ta từ bên trong.
Để thực hiện mục tiêu bẩn thỉu đó, chúng tập
trung và thường xuyên lợi dụng những khó khăn ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số,
đồng bào tôn giáo, những tồn tại do lịch sử để lại và hạn chế trong thực hiện
các chính sách, dân tộc, tôn giáo của một số cán bộ, đảng viên để tiến hành lôi
kéo, tập hợp, kích động tư tưởng chống đối. Điển hình như kích động đòi thành lập
“Nhà nước Tin lành Đề-ga” ở Tây Nguyên, “Vương quốc Khmer Krom” ở Tây Nam Bộ,
“Vương quốc Mông” ở Tây Bắc...
Hiện nay, tình hình kinh tế - xã hội, an ninh
quốc phòng ở một số vùng trên còn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp; đời sống nhân
dân còn nhiều khó khăn; hệ thống chính trị cơ sở ở một số nơi còn bộc lộ nhiều
yếu kém chưa dáp ứng được nhiệm vụ; vấn đề di dân, di cư tác động tiêu cực đến
phát triển bền vững; tư tưởng ly khai tự trị vẫn tồn tại ở một bộ phận đồng bào
và sẵn sàng trỗi dậy khi bị kích động... Để phòng chống hiệu quả âm mưu, thủ đoạn
của các thế lực thù địch, cần thực hiện tốt và đồng bộ các biện pháp sau:
Một là, đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, vận động
để mọi tầng lớp nhân dân, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số, đồng bào có đạo
hiểu rõ và nắm vững đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về
dân tộc, tôn giáo trong tình hình mới. Đây là giải pháp cơ bản nhằm đưa các nghị
quyết, chỉ thị của Đảng, các luật, pháp lệnh, nghị định của Nhà nước về vấn đề
dân tộc, tôn giáo vào cuộc sống. Đồng thời, làm cho nhân dân thấy rõ âm mưu, thủ
đoạn của các thế lực thù địch, phản động trong việc lợi dụng vấn đề dân tộc,
tôn giáo hòng phủ nhận đường lối đổi mới của Đảng, kích động mâu thuẫn giữa
nhân dân với cấp ủy, chính quyền các cấp, chia rẽ đồng bào các dân tộc và các
tôn giáo. Từ đó, tạo cơ sở, niềm tin vững chắc cho đồng bào có đạo yên tâm làm
tròn bổn phận “sống tốt đời, đẹp đạo”, “sống phúc âm giữa lòng dân tộc”; cộng đồng
các dân tộc chung sức, đồng lòng trong
thực hiện các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường quốc
phòng, an ninh ở địa phương và tạo sự thống nhất cao trong đấu tranh với hoạt động
chống phá của thế lực thù địch.
Hai là, chăm
lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc, tôn giáo.
Đây là giải pháp có ý nghĩa nền tảng để vô hiệu hóa âm mưu, thủ đoạn của các thế
lực thù địch lợi dụng những vấn đề khó khăn trong đời sống của đồng bào để chống
phá. Các cấp, các ngành cần triển khai có hiệu quả các chủ trương, chương trình
phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, xóa mù chữ; giải quyết tốt
tình trạng tranh chấp đất đai, đẩy nhanh tiến độ giao đất, khoán rừng, tổ chức
lại sản xuất cho đồng bào các dân tộc thiểu số, tạo việc làm ổn định, giúp đồng
bào an cư lạc nghiệp. Đồng thời, đẩy mạnh cuộc vận động định canh, định cư,
tăng cường cán bộ khuyến nông, khuyến lâm hướng dẫn đồng bào áp dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật, chuyển đổi ngành nghề, phát triển chăn nuôi, trồng trọt,
nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống để đồng bào yên tâm xây dựng
cuộc sống lâu dài, nhất là các huyện miền núi, biên giới.
Ba là, tăng
cường và nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về dân tộc, tôn giáo. Cấp ủy, chính
quyền các địa phương cần tích cực nghiên cứu, đề xuất, bổ sung và ban hành kịp
thời các văn bản quy phạm pháp luật để lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức điều hành,
hướng dẫn, giúp đỡ các tổ chức tôn giáo hoạt động đúng theo hiến chương, điều lệ
của giáo hội và tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam. Thường xuyên chủ
động, nắm chắc tình hình hoạt động của các tôn giáo, tạo điều kiện cho các chức
sắc, chức việc, tín đồ hoạt động tôn giáo theo khuôn khổ pháp luật.. Xây dựng kế
hoạch phân công các ban, ngành, đoàn thể bám sát cơ sở, lấy cơ sở làm địa bàn
hoạt động, giải quyết kịp thời, dứt điểm những vấn đề nổi cộm, bức xúc, những vụ
việc phát sinh có liên quan đến vấn đề dân tộc, tôn giáo. Kiên quyết xử lý những
đối tượng cầm đầu, tuyên truyền tà đạo, có biện pháp theo dõi, khống chế những
đối tượng ngoan cố; tạo điều kiện hoạt động cho những cơ sở tín ngưỡng phù hợp
với nguyện vọng tâm linh, truyền thống, bản sắc của đồng bào và đúng với quy định
xây dựng đời sống văn hóa, chống hủ tục ở cơ sở, địa bàn.
Bốn là, tiếp
tục củng cố và xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh, trọng tâm là nâng
cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng, chính quyền cơ sở, chăm
lo xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt là người dân tộc thiểu số,
vùng tôn giáo vững mạnh về mọi mặt. Để làm được điều đó, cấp ủy, chính quyền
các địa phương cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đảng viên là người
dân tộc thiểu số tại chỗ, nhất là ở cấp xã có đủ phẩm chất, năng lực đảm nhiệm
chức vụ được giao; thường xuyên bám nắm cơ sở, thực sự sát dân, hiểu tâm tư,
nguyện vọng của dân, phát huy sức dân đồng lòng thực hiện các chủ trương, chính
sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa
phương. Đồng thời, tăng cường cán bộ có năng lực, phẩm chất đạo đức cho cơ sở ở
vùng dân tộc thiểu số, vùng tôn giáo, nhất là ở những địa bàn trọng điểm. Cán bộ
công tác ở vùng dân tộc, tôn giáo phải biết tiếng dân tộc, am hiểu phong tục, tập
quán, tôn giáo của đồng bào; thực hiện tốt phong cách dân vận “trọng dân, gần
dân, hiểu dân, học dân, có trách nhiệm với dân”; không quan liêu, tham nhũng.
Quan tâm phát huy vai trò tích cực của các già làng, trưởng bản, người có uy
tín trong các dân tộc, các chức sắc tôn giáo; đổi mới công tác dân vận ở vùng
dân tộc, tôn giáo theo phương châm: chân thành, tích cực, thận trọng, kiên trì,
tế nhị, vững chắc; sử dụng nhiều phương pháp phù hợp với đặc thù từng dân tộc,
từng tôn giáo.
Năm là, thường
xuyên chăm lo xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân; xây dựng thế trận quốc
phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân. Trong đó, tập trung xây dựng
các khu vực phòng thủ “cơ bản, toàn diện, liên hoàn, vững chắc”; xây dựng lực
lượng vũ trang nhân dân trên địa bàn vững mạnh, thực sự là nòng cốt trong giữ vững
an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên vùng đồng bào thiểu số. Cùng với
đó, cần chủ động đấu tranh trên mặt trận tư tưởng - văn hóa, làm thất bại âm
mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo gây bạo
loạn, ly khai trên địa bàn; triển khai có hiệu quả các biện pháp chống biểu
tình, bạo loạn; làm tốt công tác kiểm tra, điều chỉnh, bổ sung hoàn chỉnh các
phương án bảo vệ an ninh ở địa phương, cơ sở. Đồng thời, đẩy mạnh phong trào
toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc, chủ động phòng, chống có hiệu quả các
hoạt động tình báo, gián điệp của địch, củng cố trận địa an ninh nhân dân vững
mạnh, làm cơ sở, chỗ dựa vững chắc cho đồng bào các dân tộc thiểu số và đồng
bào có đạo đấu tranh có hiệu quả với âm mưu, thủ đoạn gây bạo loạn, ly khai của
các thế lực thù địch, giữ vững ổn định chính trị.
Thời gian tới,
hoạt động chống tiếp tục diễn biến phức tạp, ngày và ngày càng tinh vi, chúng
triệt để lợi dụng vấn đề “dân tộc”, “tôn giáo”, “dân chủ”, “nhân quyền” để chống
phá, gây mất ổn định chính trị, bạo loạn lật đổ, ly khai đối với Tây Nguyên. Vì
thế, chúng ta cần nêu cao cảnh giác, dự báo đầy đủ, chính xác tình hình để kịp
thời đề ra chủ trương, giải pháp phòng, chống thiết thực, hiệu quả, nhằm đánh bại
âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch trên địa bàn./.
NMC-BC
0 nhận xét:
Đăng nhận xét