Trong
sự nghiệp đổi mới, Đảng ta luôn coi trọng vị trí, vai trò của văn hóa, khẳng định
văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là sức mạnh nội sinh cho sự phát triển. Hiện
nay, trước những thách thức đặt ra của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
và hội nhập quốc tế, càng phải chú trọng bảo tồn và phát huy các giá trị văn
hóa dân tộc vì sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước.
Trước
những yêu cầu của thời kỳ mới, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng khẳng định quan
điểm chỉ đạo “phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần”, “Khơi dậy mạnh mẽ tinh
thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và
khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; phát huy dân chủ xã hội chủ
nghĩa, sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và của nền văn hóa, con người
Việt Nam, bồi dưỡng sức dân, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực”. Định hướng
phát triển đất nước giai đoạn 2021 - 2030 là: “Phát triển con người toàn diện
và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa,
con người Việt Nam thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất
nước và bảo vệ Tổ quốc...”
Để
nâng cao hiệu quả hoạt động bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa trong thời
gian tới theo nghị quyết đại hội XIII của đảng cần thực hiện đồng bộ một số giải
pháp cơ bản như sau:
Thứ
nhất, đẩy mạnh đổi mới nội dung và hình thức các hoạt động tuyên truyền
quán triệt chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về văn hóa
cũng như về yêu cầu bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa trong quá trình phát
triển kinh tế - xã hội hiện nay, nhằm nâng cao nhận thức của các cấp ủy, chính
quyền và toàn thể nhân dân; qua đó tạo sự đồng thuận, đoàn kết, nâng cao hiệu
quả trong hoạt động bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa. Triển khai rộng khắp
những nội dung đã được tuyên truyền một cách đồng bộ tới các cơ quan, ban,
ngành, đoàn thể từ Trung ương tới địa phương.
Thứ
hai, tiếp tục rà soát văn bản, thể chế hóa các chủ trương của Đảng và hoàn
thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của ngành văn hóa, hoàn thiện hệ thống
văn bản quản lý và phối hợp liên bộ, liên ngành trong xây dựng văn hóa, con người
Việt Nam. Hoàn thiện hệ giá trị văn hóa và hệ giá trị con người Việt Nam thời kỳ
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; Chiến lược phát triển
văn hóa đến năm 2030...
Thứ
ba, chú trọng xây dựng và phát triển số hóa di sản văn hóa vật thể và phi
vật thể. Chủ động tăng cường quảng bá các giá trị di sản văn hóa. Khai thác tiềm
năng kinh tế của di sản văn hóa, nhất là những di sản văn hóa đã được Tổ chức
Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đưa vào Danh mục theo
Công ước năm 1972 và Công ước năm 2003.
Thứ
tư, tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát một cách chủ động, thường
xuyên công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa bằng các công cụ tiên tiến
của khoa học quản lý hành chính. Chú trọng hậu kiểm để tăng tính chủ động sáng
tạo, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân đối với những nội dung công việc
được phân công.
Thứ
năm, chú trọng cơ chế phối hợp trong hoạt động của ngành văn hóa các cấp.
Nỗ lực tháo gỡ những “điểm nghẽn” trong hoạt động bảo tồn và phát huy các giá
trị di sản văn hóa. Chủ động rà soát, kiện toàn tổ chức, bộ máy, chức năng, nhiệm
vụ của các đơn vị thuộc ngành văn hóa theo hướng tinh gọn, nâng cao hiệu quả hoạt
động. Nâng cao năng lực cán bộ các cấp, kiện toàn bộ máy nhân sự tinh gọn, phát
huy vai trò, trí tuệ của tập thể gắn với đề cao trách nhiệm cá nhân của từng
lãnh đạo đơn vị; khơi dậy khát vọng cống hiến của đội ngũ cán bộ, công chức,
viên chức ngành văn hóa. Xây dựng quy tắc ứng xử chung của nghệ sĩ, qua đó góp
phần tạo môi trường văn hóa lành mạnh, thúc đẩy các ngành công nghiệp văn hóa
phát triển, góp phần phát huy các giá trị văn hóa, con người Việt Nam, đáp ứng
yêu cầu phát triển bền vững của đất nước./.
LXT-H4
0 nhận xét:
Đăng nhận xét