Hiện nay, các
thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị đang tăng cường chống phá sự nghiệp
cách mạng nước ta với nhiều âm mưu, thủ đoạn hết sức tinh vi, nham hiểm, xảo
quyệt. Một trong những thủ đoạn chúng ráo riết thực hiện là lợi dụng Internet để
truyền bá các quan điểm sai trái, tung tin xuyên tạc đường lối, chính sách của
Đảng và Nhà nước; vu cáo, bịa đặt, bôi nhọ hình ảnh các đồng chí lãnh đạo cấp
cao của Đảng, Nhà nước và Quân đội nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, chia
rẽ Đảng, Nhà nước với Nhân dân. Những thông tin kiểu này đang được âm thầm phát
tán, tạo ra sự dao động hoang mang trong các tầng lớp nhân dân, làm lung lay
lòng tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước. Đây là thủ đoạn chiến tranh tâm
lý vô cùng nguy hiểm.
Rõ ràng
là mạng Internet đã bị lợi dụng để thực hiện những ý đồ xấu làm hủy hoại niềm
tin trong xã hội, tạo sự bất ổn, “tự diễn biến” để thực hiện ý đồ chống phá của
các thế lực thù địch. Việc nhìn nhận và phân tích rõ bản chất cũng như động cơ
của những luồng thông tin này là hết sức cần thiết.
Trên thực
tế, thủ đoạn phổ biến của các đối tượng thù địch trong vấn đề này là sử dụng và
khai thác triệt để sự phát triển của công nghệ thông tin để thực hiện ý đồ đen
tối.
Gần đây, khi
Đảng, Nhà nước ta đang quyết liệt phòng chống tham nhũng thì một số trang mạng như: “quan làm báo”, “dân làm báo” lập tức xuất
hiện, gây xôn xao dư luận bằng các thông tin trái chiều được tung ra liên quan
tới chính sách kinh tế vĩ mô, xuyên tạc đời tư nhiều đồng chí lãnh đạo cao cấp
của Đảng, Nhà nước. Trên Blog “Chân dung quyền lực”, chúng cho rằng : “Việt Nam
đang mâu thuẫn nội bộ diễn ra gay gắt, các “phe phái”, “nhóm lợi ích” không nhượng
bộ nhau”, “thanh trừng nhau”...
Để tạo sự chú
ý của dư luận, các phần tử cơ hội chính trị đã tô vẽ những điều mà chúng tưởng
tượng ra về sự “xuống cấp” nghiêm trọng của cán bộ; lấy cái hiện tượng quy
thành bản chất, dùng cái đơn lẻ quy thành hệ thống, “đổi trắng thay đen”. Lợi dụng tâm lý hiếu kỳ của một số ít người,
chúng dựng lên các tin giật gân, vẽ ra các cuộc “đấu đá”, “phe nhóm” trong Đảng.
Chúng dùng công nghệ số để ghép ảnh người này với người kia, hay cắt ghép ảnh
chụp những ngôi biệt thự, hay chúng viết bài khoét sâu vào những vụ như Việt Á,
Tân Hoàng Minh hay vụ thâu tốm thị trường chứng khoáng của Trịnh Văn Quyết chủ
tịch tập đoàn (FLC), những cán bộ chủ giữ chức vụ cao bị truy tố, bị từ chức…và
lấy đó làm “chứng cứ” quy chụp các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng ta. Không
dừng lại ở đó, chúng còn lấy hình ảnh cuộc sống của các “đại gia” trong xã hội
rồi cho đó là của con ông nọ, bà kia, gán cho họ tội “trốn thuế”, “buôn lậu”, sống
sa đọa, dẫn đến suy diễn, gây bức xúc xã hội.
Chúng sử dụng
Internet để đẩy mạnh tuyên truyền tập hợp lực lượng, thành lập trên 19 hội,
nhóm bất hợp pháp như: “Văn đoàn độc lập Việt Nam”, “Hội Nhà báo độc lập Việt
Nam” dưới vỏ bọc các tổ chức “xã hội dân sự”, “diễn đàn dân chủ”; cùng trên 158
kẻ đối lập bất đồng quan điểm đứng lên hô hào đấu tranh cho “tự do”, “dân chủ”,
“nhân quyền”; “tôn giáo” ở Việt Nam. Chúng kích động văn nghệ sĩ đòi “tự do
sáng tác”, “tự do công bố” các tác phẩm văn học, phản đối sự lãnh đạo của Đảng,
quản lý của Nhà nước ta trên lĩnh vực văn hóa, văn nghệ; đặt hàng viết bài đưa
lên các mạng xã hội, blog cá nhân để tuyên truyền kích động chống phá đất nước.
Lợi dụng vấn đề này, trên các trang mạng xã hội xuất hiện nhiều bài viết với lời
lẽ thâm độc, phủ nhận sự nỗ lực, cố gắng của Đảng, Nhà nước trong giải quyết vấn
đề tham nhũng, chúng cho rằng vấn đề chống tham nhũng đang đi vào bế tắc, làm mất
lòng tin của nhân dân đối với chế độ. Chúng khuyến khích tham gia Facebook với
luận điệu “Mỗi người viết Facebook là một nhà văn, nhà báo, một nhà tổ chức sự
kiện và cũng là một tổng biên tập tự do thực sự”.
Trước
những thông tin xuyên tạc sự thật này, những cán bộ lão thành cách mạng trong lực
lượng vũ trang đều bày tỏ sự bất bình và khẳng định, với truyền thống và bề dày
lịch sử dân tộc thì các thế lực thù địch dù có dùng thủ đoạn nào cũng không dễ
dàng thực hiện được ý đồ đen tối. Việc chống phá của các thế lực thù địch là một
yếu tố tất nhiên trong cuộc đấu tranh giữa chính nghĩa và phi nghĩa.
Trung
tướng Nguyễn Quốc Thước - Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Tư lệnh quân
khu 4 nhấn mạnh: "Chúng ta được như ngày hôm nay là nhờ đến ngày cách đây 78
năm, Đảng và Bác Hồ đã đưa lại độc lập dân tộc và hạnh phúc nhân dân chúng ta,
không ai có thể phủ nhận. Tuy nhiên, trong quá trình cuộc cách mạng đi lên, các
thế lực thù địch luôn luôn tìm cách chống phá. Việc chống phá của các thế lực
thù địch là một yếu tố tất nhiên trong cuộc đấu tranh giữa chính nghĩa và phi
nghĩa, giữa độc lập dân chủ và nô lệ phụ thuộc. Đó là vấn đề mà chúng ta kiên
quyết đấu tranh."
Bộ trưởng
Bộ Công an đã liên tục cảnh báo và khẳng định, năm 2023 lực lượng công an cùng
với các ngành chức năng sẽ quyết liệt tập trung ngăn chặn thế lực thù địch phát
tán tài liệu xuyên tạc sự thật trên mạng Internet nhằm bôi nhọ, đả kích các đồng
chí lãnh đạo, gây chia rẽ nội bộ.
Để cảnh
giác và đấu tranh với những thông tin xấu độc trên các trang mạng xã hội hiện
nay cần thực hiện tốt một số vấn đề sau:
Một là, tổ chức
tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho cán bộ, chiến sĩ về nhiệm vụ đấu
tranh phòng, chống các quan điểm sai trái, thù địch trên Internet.
Các cấp ủy, tổ
chức Đảng phải lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục quán triệt và thực hiện tốt quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp đã được xác định
trong Chỉ thị 35 của Ban Bí thư Trung ương (Khóa XIII) gắn với yêu cầu nhiệm vụ
đấu tranh chống “DBHB” trong tình hình mới; tổ chức tốt học tập các chuyên đề,
tài liệu về đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch trên Internet.
Trong tuyên truyền, giáo dục cần tập trung làm rõ âm mưu, thủ đoạn mới của các
thế lực thù địch trên Internet; những vấn đề, sự kiện mà chúng lợi dụng xuyên tạc,
mức độ nguy hại, ảnh hưởng của các thông tin sai trái, thù địch đó đối với cán
bộ, chiến sĩ đơn vị.
Tăng cường công tác bảo vệ nội bộ, không để xảy
ra hiện tượng cán bộ, đảng viên và quần chúng bị kẻ địch lôi kéo, móc nối; kiên
quyết đấu tranh, ngăn chặn những quan điểm, tư tưởng sai trái thẩm lậu vào đơn
vị. Thực hiện nghiêm túc các quy chế, quy định về quản lý tài liệu, không để
các ấn phẩm văn hóa độc hại, tài liệu phản động lọt vào đơn vị, trang bị phương
pháp tiếp cận thông tin trên mạng Internet một cách khoa học và đúng đắn.
Hai là, đẩy mạnh
hoạt động đấu tranh trực diện của các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình.
Báo chí truyền
thông là công cụ sắc bén và là lực lượng đi đầu trong công tác đấu tranh chống
các quan điểm sai trái, thù địch trên Internet. Trước sự chống phá của các thế
lực thù địch chúng ta phải cung cấp thông tin một cách kịp thời, thường xuyên,
chính xác, đầy đủ là sự phản bác có hiệu quả nhất, là cơ sở quan trọng cho việc
thực hiện yêu cầu cần thoát khỏi thế “chống đỡ” để chuyển mạnh sang thế “tấn
công” các thế lực thù địch.
Các cơ quan
báo chí, phát thanh, truyền hình cần bám sát nhiệm vụ chính trị; mở rộng các
chuyên trang, chuyên mục về đấu tranh chống “DBHB”, đặc biệt là trước các thông
tin sai trái, thù địch trên Internet. Sớm khắc phục tình trạng sai tôn chỉ mục
đích trên một số tờ báo, tạp chí, đưa quá nhiều mảng tối của đời sống chính trị,
tạo “mảnh đất” để địch dễ dàng lợi dụng, khai thác thông tin, nói xấu chế độ.
Ba là, phát
huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị tham gia đấu tranh chống quan điểm sai
trái, thù địch trên mạng Internet
Cuộc đấu
tranh chống quan điểm sai trái, thù địch trên mạng Internet là cuộc chiến không
khói súng, cuộc cách mạng của cả nền chuyên chính chống lại bọn phản động mà đối
thủ nhiều khi không lộ diện, tính chất rất khó khăn và phức tạp. Chính vì vậy
phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể nhằm phát huy sức mạnh
tổng hợp. Phải huy động toàn xã hội, toàn dân tham gia cuộc đấu tranh này; khơi
dậy tinh thần yêu nước, ý thức cảnh giác cách mạng. Chú trọng việc tham gia của
các tổ chức quần chúng, các đoàn thể như: Đoàn thanh niên, Công đoàn, Hội Phụ nữ,
Hội Cựu chiến binh, các tổ chức xã hội, nghề nghiệp...
Bốn là, phát
triển lực lượng, sử dụng các biện pháp kỹ thuật trong đấu tranh trên mạng
Internet
Cần chủ động
lựa chọn, bồi dưỡng, giao nhiệm vụ mở rộng và phát triển lực lượng làm nhiệm vụ
đấu tranh trên Internet. Phát huy vai trò của các Blogger trong đấu tranh trực
diện với các quan điểm sai trái, thù địch thông qua các trang mạng. Thành lập một
số website với tư cách là cổng thông tin, diễn đàn mở để trao đổi các ý kiến,
quan điểm khác biệt. Chúng ta có điều kiện trực tuyến tranh luận, giải thích với
những người có ý kiến, quan điểm khác biệt, hoặc phản bác những quan điểm thù địch,
chống đối chế độ. Xây dựng hệ thống phương tiện, kỹ thuật đủ sức mạnh, quản lý
kết nối mạng an toàn trong, ngăn chặn
các trang web, blog đăng tải những thông tin sai trái, thù địch, có nội dung phản
động.
Sự phát triển
của Internet là thành tựu của nhân loại và trở thành một trong những nhu cầu
thiết yếu của đời sống xã hội, mang lại những tiện ích nhiều mặt cho con người
trên toàn cầu, thúc đẩy sự phát triển xã hội trên nhiều lĩnh vực, đó là điều
chúng ta không thể phủ nhận. Tuy nhiên, các thế lực thù địch đang triệt để lợi
dụng thành tựu đó để mạng lại những tác hại không hề nhỏ. Nếu những người sử dụng
Internet không vững vàng trong nhận thức, thiếu nhãn quan chính trị đúng đắn,
thiếu thông tin chính thống, khi tiếp xúc với những quan điểm sai trái, thù địch
sẽ có những suy nghĩ lệch lạc, dẫn đến mơ hồ, mất niềm tin. Nhận diện và đấu
tranh với những chiêu trò bôi xấu, vụ lợi trên mạng Internet là việc làm cần
thiết đối với mỗi chúng ta.
NTP H8
0 nhận xét:
Đăng nhận xét