Phát triển nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa mà Đảng ta xác định là một chủ trương lớn, thực hiện công cuộc đổi mới ở Việt Nam là đúng đắn và cần thiết để đưa nền kinh tế nước ta từng bước hiện đại.
Thực tiễn đặt ra
cho chúng ta cần phải nhận thức đúng đặc điểm của nền kinh tế trong thời kỳ quá
độ bao gồm nhiều thành phần, những bộ phận, những mảnh của chủ nghĩa tư bản và
chủ nghĩa xã hội. Trong điều kiện đó, không thể xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ bằng
thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa; mà phải bằng tất cả các thành phần kinh tế
hợp thành nền kinh tế quốc dân, không được bỏ sót một thành phần kinh tế nào.
Chỉ có như vậy, chúng ta mới khai thác được mọi tiềm năng của sản xuất, khai
thác được sức mạnh của toàn dân trong tất cả các thành phần kinh tế, mới thúc đẩy
lực lượng sản xuất phát triển.
Nền kinh thị trường,
định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là nền kinh tế nhiều thành phần vận hành
theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng
sản Việt Nam. Đây là một hình thái kinh tế thị trường vừa tuân theo những quy
luật của kinh tế thị trường, vừa dựa trên cơ sở và được dẫn dải, chi phối bởi
các nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội.
Tiếp tục sự nghiệp
đổi mới, thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần;
đã xác định 5 thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ ở nước ta.
Một là, Kinh tế
nhà nước giữ vai trò chủ đạo, là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước định
hướng và điều tiết nền kinh tế, tạo môi trường và điều kiện thúc đẩy các thành
phần kinh tế cùng phát triển.
Hai là, Kinh tế
tập thể mà nòng cốt là các hợp tác xã là hình thức liên kết tự nguyện của những
người lao động nhằm kết hợp sức mạnh của từng thành viên với sức mạnh của tập
thể để giải quyết tốt hơn những vấn đề của sản xuất, kinh doanh và đời sống.
Ba là, Kinh tế
tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế, xây dựng một nền kinh tế độc
lập, tự chủ, định hướng xã hội chủ nghĩa. Đảng ta xác định: Khuyến khích phát triển
mạnh kinh tế tư nhân ở hầu hết các ngành và các lĩnh vực kinh tế, hỗ trợ phát
triển doanh nghiệp khởi nghiệp, hình thành các tập đoàn kinh tế tư nhân đa sở hữu.
Điều này hoàn toàn phù hợp trong điều kiện hiện nay.
Bốn là, Kinh tế
tư bản nhà nước bao gồm các hình thức hợp tác liên doanh giữa kinh tế nhà nước
với tư bản tư nhân trong nước và hợp tác liên doanh giữa kinh tế nhà nước với
tư bản nước ngoài.
Năm là, Kinh tế
có vốn đầu tư nước ngoài hướng vào mục tiêu phát triển các sản phẩm xuất khẩu,
tăng khả năng cạnh tranh và xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, gắn với
thu hút công nghệ hiện đại, tạo thêm việc làm.
Như vậy, có thể
nói, quan điểm của Đảng ta về phát triển nền kinh tế nhiều thành phần vận hành
theo cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự quản lý của Nhà nước
chính là sự tiếp tục cuộc cách mạng trên lĩnh vực quan hệ sản xuất trong điều
kiện mới, đảm bảo thích ứng của quan hệ sản xuất với trình độ hiện có của lực
lượng sản xuất, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.
Trong tình hình
cụ thể hiện nay, Việt Nam thực hiện nhất quán, lâu dài chính sách phát triển nền
kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là điều kiện phát triển lực
lượng sản xuất. Hiện nay, chúng ta đã có một bộ máy nhà nước đủ mạnh và một hệ
thống pháp luật ngày càng được hoàn thiện để quản lý, điều khiển sự vận động và
phát triển chung của xã hội. Bằng các biện pháp, nhất là các biện pháp kinh tế
và hệ thống luật hiện hành, Nhà nước cần chủ động điều tiết và tạo dựng sự liên
kết giữa các xu hướng khác nhau, từ đó tạo nên một động lực chung cho sự phát
triển xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Sau 36 năm đổi mới,
31 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, chúng ta đã đạt được những
thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, tạo đà cho đất nước bước vào thời kỳ phát
triển mới. Điều đó đã và đang khẳng định chủ trương phát triển nền kinh tế thị
trường, định hướng xã hội chủ nghĩa mà Đảng ta đã đề ra là đúng đắn và cần thiết
để đưa nền kinh tế nước ta từng bước phát triển. Đây, chính là những căn cứ để
bác bỏ những quan điểm sai trái nhằm phủ nhận kinh tế thị trường, định hướng xã
hội chủ nghĩa trong đường lối phát triển kinh tế xã hội của Đảng ta./.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét