Mới đây, trên “Baotiengdan” Phạm Đình Trọng lại giật tít: “Dân nghèo bị bỏ rơi, dân giàu được chăm bẵm, nuông chiều”. Đây là luận điệu xuyên tạc hết sức trắng trợn, hòng tạo dựng một hình ảnh Việt Nam không có “dân chủ”, mất “công bằng”, từ đó phủ nhận kết quả thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ở nước ta, làm suy giảm niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng. Song, thực tiễn bác bỏ hoàn toàn những luận điệu tuyên truyền xuyên tạc của y, bởi lẽ:
Một là, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân là mục
tiêu xuyên suốt, hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta trong xây dựng đất nước.
Quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, nhất là từ khi đổi mới
đến nay, Đảng ta luôn coi trọng vấn đề thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội
phù hợp với điều kiện thực tiễn đất nước. Đảng, Nhà nước luôn quan tâm đến
người dân, không để ai bị bỏ lại phía sau trong bất cứ hoàn cảnh nào. Khi người
dân gặp rủi ro do thiên tai, bão lụt, hạn hán và các nguyên nhân khách quan
khác, chính sách trợ giúp xã hội đã hỗ trợ kịp thời. Tiến bộ, công bằng xã hội
là mục tiêu hướng đến, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế và bảo đảm để đất
nước phát triển ổn định, bền vững. Như khẳng định của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng,
“không chờ đến khi kinh tế đạt tới trình độ phát triển cao rồi mới thực hiện tiến
bộ và công bằng xã hội”; “không “hy sinh” tiến bộ và công bằng xã hội để chạy
theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần” .
Từ khi tiến hành công cuộc đổi mới đất nước đến nay, Việt
Nam đã 8 lần ban hành chuẩn nghèo quốc gia theo mô hình tháp giảm nghèo, phù hợp
với điều kiện kinh tế – xã hội của đất nước từng thời kỳ. Việt Nam là một trong
30 quốc gia đầu tiên trên thế giới và là quốc gia đầu tiên của châu Á áp dụng
chuẩn nghèo đa chiều, bảo đảm mức sống tối thiểu và thiếu hụt tiếp cận dịch vụ
xã hội cơ bản (6 chiều về việc làm; y tế, giáo dục; nhà ở; nước sinh hoạt và vệ
sinh; thông tin) dựa trên cách tiếp cận đảm bảo quyền con người, quyền công dân
đặc biệt là quyền được đảm bảo an sinh xã hội của công dân theo Hiến pháp năm
2013 và các luật về việc làm, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp, trẻ em, bảo hiểm
y tế, nhà ở, thông tin,…; hướng tới mục tiêu hỗ trợ toàn diện, bao trùm người
nghèo, người dân sinh sống trên địa bàn khó khăn, giúp họ nâng cao chất lượng
cuộc sống vật chất và tinh thần.
Hai là, mọi tầng lớp nhân dân đều được thụ hưởng thành quả
phát triển của đất nước.
Bám sát thực tiễn, Đảng ta đã kiên trì lãnh đạo thực hiện tiến
bộ, công bằng xã hội ngay trong từng bước, từng chính sách và trong suốt quá trình
xây dựng, phát triển đất nước. Đặc biệt, đến nay sau hơn 35 năm đổi mới, quá
trình thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội đã đạt được những thành tựu to lớn.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, việc gắn kết phát triển kinh tế với phát triển xã hội,
tăng trưởng kinh tế đi đôi với bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội đã được thực
hiện có hiệu quả. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi giảm từ 6,9% của
năm 2001 xuống 3,22% năm 2021. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình trong 35
năm qua đạt khoảng 7%/năm. Thu nhập bình quân đầu người tăng khoảng hơn 23 lần,
từ 159 USD/năm (1985) lên 3.743 USD/năm (2021). Kim ngạch xuất, nhập khẩu tăng
từ 2,4 tỷ USD (1990) lên 660 tỷ USD (2021). Công tác xóa đói, giảm nghèo đạt kết
quả nổi bật, được Liên hợp quốc và cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Tỷ lệ hộ
nghèo mỗi năm giảm khoảng 1,5%; giảm từ 58% năm 1993 xuống còn 5,8% năm 2016
theo chuẩn nghèo của Chính phủ và dưới 3% năm 2020 theo chuẩn nghèo đa chiều…
Đây là cơ sở, điều kiện có tính quyết định để thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Những kết quả tích cực, toàn diện trên mọi mặt đời sống xã hội
đã khẳng định bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa; đồng thời là
minh chứng sinh động, đập tan luận điệu xuyên tạc của Phạm Đình Trọng. Vì vậy,
mỗi người cần nâng cao cảnh giác, nhận diện và đấu tranh với những luận điệu
sai trái, xuyên tạc của Phạm Đình Trọng cùng đồng bọn của y./.
PQQ-H3
0 nhận xét:
Đăng nhận xét