CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI BLOG GIỮ TRỌN LỜI THỀ

Thứ Sáu, 17 tháng 2, 2023

Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong bối cảnh mới

 

Ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Trải qua chặng đường 92 năm lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn kiên định, nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, kiên quyết đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch; coi đây là một trong những nhiệm vụ xuyên suốt quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam, cũng như thành công của công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

Hiện nay, đất nước ta bước vào giai đoạn đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, phát triển nhanh và bền vững đất nước có nhiều thời cơ, thuận lợi mới, song cũng đối diện với không ít khó khăn, thách thức. Các thế lực thù địch, phản động, cơ hội vẫn ráo riết không từ bỏ ý đồ chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng; lợi dụng sự phát triển của internet và các trang mạng xã hội để có những hoạt động tinh vi, xảo quyệt hơn nhằm xóa bỏ con đường đi lên CNXH ở nước ta. Vì vậy, để tăng cường, nâng cao hiệu quả của công tác này, đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta và cả hệ thống chính trị cần nhận diện rõ những âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, phản động; xác định đâu sẽ là vấn đề cơ bản và cấp bách cần giải quyết hiện nay.

 Nhận diện những âm mưu, thủ đoạn, các quan điểm sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động tấn công vào nền tảng tư tưởng của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước  

Một là, các thế lực thù địch, phản động tấn công trực diện vào nền tảng tư tưởng của Đảng nhằm bác bỏ, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Họ rêu rao, Việt Nam muốn giàu có, thịnh vượng thì phải dũng cảm từ bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin, từ bỏ con đường XHCN. Trong tư duy, nhận thức của các thế lực thù địch, phản động thì CNXH là nghèo nàn, lạc hậu; còn tư bản là văn minh, giàu có. Thực tiễn đã chứng minh rằng, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện Việt Nam chính là thực hiện chủ trương xóa áp bức, bóc lột, lạc hậu, bất công, nghèo khổ để đưa đất nước trở nên giàu có, thịnh vượng.

Hai là, các thế lực thù địch, phản động tập trung phê phán, đả kích, chống phá các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; mưu toan đầu độc tinh thần của các thế hệ trẻ để cuối cùng lật đổ vai trò lãnh đạo của Đảng, thay đổi thể chế chính trị ở Việt Nam. Thủ đoạn của chúng là lợi dụng vào thời điểm diễn ra các sự kiện chính trị trong nước, sự kiện đối ngoại quan trọng của Nhà nước ta, trước thềm Đại hội XIII của Đảng tấn công, đưa ra các luận điệu xuyên tạc như: Đảng tự cho mình đứng trên tất cả; Đảng cầm quyền không còn mang bản chất cách mạng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc.

Đặc biệt, các thế lực thù địch, phản động lợi dụng internet, mạng xã hội đăng tin, bài, video ở nước ngoài để tuyên truyền, bôi nhọ, thổi phồng những biểu hiện cá biệt, những khuyết điểm của một số tổ chức đảng và cá nhân cán bộ đảng viên thành bản chất của Đảng cầm quyền. Chúng gieo rắc ngờ vực, nghi kỵ, gây chia rẽ, lục đục nội bộ, hòng gây bất ổn chính trị - xã hội, làm mất lòng tin của Nhân dân với Đảng, với chế độ.  

Ba là, các thế lực thù địch, phản động rêu rao quan điểm kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam là đường đi không có đích đến. Kinh tế thị trường là thực hiện cơ chế tự điều tiết, mà không cần ai chủ đạo. Đây là những quan điểm hoặc là phủ nhận sạch trơn những nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, hoặc thừa nhận đúng một phần, đúng trong quá khứ, không đúng trong hiện tại. Họ phủ nhận kinh tế thị trường định hướng XHCN, đòi tách biệt, đối lập “kinh tế thị trường” với “định hướng xã hội chủ nghĩa”. Ở Việt Nam, mục tiêu hàng đầu trong hệ thống mục tiêu xây dựng xã hội XHCN được xác định là “dân giàu”, “nước mạnh”. Từ khi tiến hành công cuộc đổi mới (1986), Đảng, Nhà nước ta đã đưa ra nhiều chủ trương, chính sách đúng đắn và hệ thống pháp luật phù hợp để từng bước thực hiện “dân giàu”, “nước mạnh”. Đó chính là phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, phát huy khả năng của mọi thành phần kinh tế, khuyến khích người dân làm giàu hợp pháp, quan tâm bảo vệ lợi ích của người lao động, coi trọng xói đói, giảm nghèo, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển kinh tế của đất nước.

Bốn là, các thế lực thù địch, phản động và các phần tử cơ hội chính trị trong và ngoài nước rêu rao quan điểm phê phán chế độ sở hữu đất đai toàn dân ở Việt Nam hiện nay, nhằm mục đích thu hẹp dần và tiến tới loại bỏ vai trò của Nhà nước Việt Nam trong quản lý đất đai. Họ xuyên tạc cho rằng, chế độ sở hữu toàn dân về đất đai thì đó là “mù mờ về pháp lý”, không tìm thấy các chủ thể trong các quan hệ pháp lý về đất đai. Khi có những tranh chấp, xung đột, mâu thuẫn về đất đai xảy ra thì nhà nước thiếu cơ sở pháp lý để giải quyết đúng đắn, công bằng. Điều đó có nghĩa là phải chuyển từ sở hữu toàn dân sang đa sở hữu về đất đai, thừa nhận sở hữu tư nhân thì mới giải quyết được tình trạng này. Trên thực tế ở các nước trên thế giới, khi thực hiện chế độ đa sở hữu về đất đai, thừa nhận sở hữu tư nhân thì những tiêu cực, mâu thuẫn, tranh chấp, xung đột vẫn xảy ra khá phổ biến vì nhiều lý do mà một trong số đó là bởi nhà nước vẫn có quyền thu hồi, trưng dụng đất tư trong những trường hợp cần thiết. Như vậy, với việc sở hữu toàn dân không phải là căn nguyên của tình trạng tiêu cực, mâu thuẫn, tranh chấp, xung đột hay những điểm nóng về đất đai ở nước ta hiện nay.

Năm là, các thế lực thù địch, phản động phá hoại đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa trong hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước ta. Họ lập luận rằng, thời đại ngày nay là toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng, các quốc gia, dân tộc có mối quan hệ đan xen, phụ thuộc lẫn nhau, nên Việt Nam duy trì chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ là “bảo thủ”, “tự mình cô lập mình”, là “tự tách ra khỏi dòng chảy của thế giới bên ngoài”. Chính sách đối ngoại đó đã thực sự “lỗi thời, lạc hậu” đang trở thành lực cản đối với sự phát triển đất nước. Hơn nữa, thể chế chính trị của Việt Nam là khác biệt, không phù hợp với chuẩn mực chung của quốc tế; với một Đảng duy nhất cầm quyền càng không thể hội nhập quốc tế. Từ đó, họ kêu gọi Việt Nam cần phải thực hiện đa đảng cho phù hợp với xu thế hội nhập.

Các thế lực thù địch triệt để lợi dụng vấn đề chủ quyền, biển đảo để thông tin thất thiệt, xuyên tạc chính sách đối ngoại của Việt Nam và quan hệ hợp tác Việt Nam với các đối tác quan trọng trong khu vực Đông Nam Á và châu Á - Thái Bình Dương. Chúng đưa ra một số luận điệu vu cáo lãnh đạo Việt Nam thỏa hiệp nhượng bộ vô nguyên tắc, bán đất, bán biển cho nước ngoài; kích động, lôi kéo đồng bào ta ở trong nước và nước ngoài; kêu gọi chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế can thiệp vào công việc nội bộ, gây sức ép đối với Việt Nam về các vấn đề dân chủ, nhân quyền. Đặc biệt, cổ súy lôi kéo Việt Nam liên minh với nước lớn này để chống nước lớn kia.

Từ rất sớm, tư tưởng độc lập, tự chủ đã trở thành “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt, là nguyên tắc cốt lõi của đường lối, chính sách đối ngoại của Việt Nam cho đến hiện nay. Độc lập có nghĩa là chúng ta tự “giải quyết mọi công việc” của mình, “không để bên ngoài can thiệp vào công việc nội bộ” của đất nước ta. Độc lập, tự chủ phải dựa trên cơ sở nội lực, thực lực của đất nước, đồng thời cũng dựa vào hợp tác và hội nhập quốc tế.

0 nhận xét: