Thời
gian qua, bài viết “Tiến trình của chủ nghĩa Cộng Sản” của Trọng Đạt được
tán phát trên nhiều diễn đàn phản động. Nội dung bài viết là sự xuyên tạc lý luận
và thực tiễn phát triển của chủ nghĩa cộng sản trên thế giới, xuyên tạc, phủ nhận
con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn.
Với
góc nhìn lệch lạc, Trọng Đạt đã ra sức bẻ cong quy luật phát triển đi lên chủ
nghĩa xã hội, cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản của xã hội loài người; xuyên tạc,
bôi đen con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và một số quốc gia khác. Y
lớn tiếng cho rằng, chủ nghĩa cộng sản hiện nay đều đã biến dạng, và vu khống
CS Việt Nam trà đạp lên công lý… gây nên nhiều bất công trong xã hội. Đây là những
luận điệu vô căn cứ, phản khoa học, phản động, gây nguy hiểm cho sự phát triển,
ổn định; là sự công khai chống phá Đảng, Nhà nước, chà đạp lên lợi ích và cuộc
sống yên bình của nhân dân ta.
Thực
tiễn lịch sử đã chứng minh, ước mơ về một xã hội phồn vinh, hạnh phúc, không có
áp bức, bóc lột, bất công đã xuất hiện từ rất sớm, nhất là khi xã hội loài người
phân chia thành giai cấp. Kế thừa và phát triển tinh hoa tư tưởng của nhân loại
trong bối cảnh thế kỷ XIX, C.Mác – Ph.Ăngghen đã chỉ rõ con đường, lực lượng,
phương pháp tiến hành cách mạng vô sản. Lý luận về chủ nghĩa cộng sản lần đầu
tiên được trình bày một cách hệ thống những nội dung cơ bản trong Tuyên ngôn Đảng
Cộng sản, năm 1848. Khi đó, nhiều đại diện của giai cấp tư sản đã hốt hoảng la
ó: Đây là bóng ma ám ảnh châu Âu! Hơn 20 năm sau Tuyên ngôn Đảng Cộng sản, giai
cấp vô sản Pháp đã lãnh đạo quần chúng cách mạng lật đổ chính quyền tư sản và
thiết lập Công xã – chính quyền của công nhân tại Thủ đô Paris. Công xã đã phá
tan huyền thoại về sức mạnh “bất khả chiến bại” của chính quyền tư sản, buộc cả
chính quyền tư sản Pháp cùng đội quân xâm lược của đế chế Đức phải bỏ Paris,
tháo chạy về Versailles. Mặc dù chỉ tồn tại trong 72 ngày, Công xã Paris đã khiến
các thế lực tư bản thật sự hoảng loạn với hiện thân của chủ nghĩa xã hội, chủ
nghĩa cộng sản ngay giữa sào huyệt của chủ nghĩa tư bản. Bước sang thế kỷ XX,
năm 1917, dưới sự lãnh đạo của Đảng Bônsêvích đứng đầu là lãnh tụ V.I.Lênin,
Cách mạng Xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga giành thắng lợi, lật đổ chính quyền
Sa hoàng – tư sản, thiết lập chính quyền của các Xô viết công – nông – binh và
khẳng định mục tiêu, con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Thông
qua cải cách, đổi mới, chủ nghĩa xã hội vượt qua khủng hoảng và phát triển rất
đặc sắc trong bối cảnh mới của thời đại. Cải cách chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc
(từ năm 1978), đổi mới ở Việt Nam (từ năm 1986) và các quá trình tương tự ở các
nước xã hội chủ nghĩa khác được triển khai với các nguyên tắc đúng đắn; vừa
toàn diện, đồng bộ vừa có trọng tâm, trọng điểm, lộ trình, giải pháp phù hợp; vừa
kiên định và sáng tạo, kế thừa và phát triển, gắn lý luận với thực tiễn, gắn quốc
gia với thế giới. Nhờ vậy, Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế thứ hai thế giới
và cường quốc lớn nhất đang trỗi dậy; Việt Nam đạt nhiều thành tựu to lớn, có ý
nghĩa lịch sử; Cuba hiên ngang trước bao vây cấm vận, kiên định xây dựng quốc
gia xã hội chủ nghĩa độc lập, có chủ quyền, dân chủ, thịnh vượng và bền vững.
Các nước xã hội chủ nghĩa khác đều có nhiều thành công trong xây dựng và bảo vệ
chế độ xã hội.
Bên
cạnh đó chủ nghĩa xã hội còn hiện diện trong các phong trào đấu tranh nhân dân
rộng lớn trên toàn thế giới, như: các phong trào trong khuôn khổ Diễn đàn Xã hội
thế giới, Diễn đàn Sao Paulo, Diễn đàn chống chủ nghĩa đế quốc, Hội thảo Vì một
thế giới cân bằng, Hội thảo Xã hội mới và các đảng chính trị…, được tổ chức thường
niên tại Mỹ Latinh. Đặc biệt, chủ nghĩa xã hội đang được thực hiện với mô hình
và con đường mới ở Venezuela và một số quốc gia Mỹ Latinh khác trong hơn hai thập
kỷ vừa qua.
Hiện
thực phong phú đó của chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản không thể bác bỏ, là
minh chứng đanh thép phủ nhận những luận điệu xảo trá của Trọng Đạt và các thế
lực thù địch, phản động. Dù có bước phát triển quanh co, có những bước lùi tạm
thời nhưng chúng ta có đầy đủ cơ sở để khẳng định quá trình ra đời, phát triển
của chủ nghĩa xã hội cả về lý luận và thực tiễn đều phản ánh một tất yếu của lịch
sử thế giới. Càng ngày, phong trào xã hội chủ nghĩa thế giới càng có nhiều
chương trình, hình thức, bước đi sáng tạo; đồng thời khẳng định một chân lý thời
đại: đi lên chủ nghĩa xã hội, đỉnh cao là chủ nghĩa cộng sản là biện chứng lịch
sử không thể đảo ngược trong thời đại ngày nay./.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét