Từ thực tiễn cho thấy, trước mỗi dịp diễn ra sự kiện quan trọng, nhất là các nội dung liên quan đến công tác nhân sự, bầu cử... thì tình trạng đơn thư khiếu nại, tố cáo lại “nóng”. Trong số đơn thư, nhiều trường hợp là nặc danh, nội dung không đúng sự thật, thậm chí vu khống với mục đích vụ lợi, triệt hạ người khác. Không ít cá nhân bị ảnh hưởng nghiêm trọng về danh dự, uy tín và đã mất đi cơ hội được đề bạt, thăng tiến. Khi mà mạng xã hội ngày càng phát triển, môi trường internet không biên giới thì các hình thức tố cáo, trong đó kiểu tố cáo vu khống biến tướng rất nhanh. Nó không còn đơn thuần là gửi đơn thư nặc danh, mượn danh đến các cơ quan, tổ chức mà là tình trạng lợi dụng mạng xã hội, nhất là Facebook và YouTube để tung ra các thông tin sai trái. Ít nhiều những thông tin đó khiến dư luận bị phân tán, người bị tố cáo dù đúng hay sai đều bị ảnh hưởng.
Cần
phải khẳng định, đơn thư tố cáo đúng có vai trò rất quan trọng trong công tác tổ
chức, nhất là những công việc có liên quan đến kinh tế, tài chính, đặc biệt là
liên quan đến con người. Nó cũng thể hiện trách nhiệm, sự dũng cảm đấu tranh,
chấp nhận sự thiệt thòi, thậm chí bị đe dọa cả đến tính mạng của người tố cáo.
Những năm qua, từ việc người dân thực hiện khiếu nại, tố cáo đã giúp cho tổ chức
làm rõ nhiều cán bộ có sai phạm, nhiều vụ việc bị phanh phui, đưa ra khỏi tổ chức
những cá nhân không đủ trình độ, tư cách, phẩm chất đạo đức. Nhiều đại án bị
phanh phui cũng bắt đầu từ các đơn thư tố cáo đúng sự thật, có trách nhiệm. Từ
thực tế đó, Đảng ta cũng như tổ chức các cấp đã mạnh tay xử lý nhiều cán bộ sai
phạm, trong đó có cả những cán bộ cấp cao. Việc làm đúng được pháp luật bảo vệ;
Đảng, Nhà nước ta luôn khuyến khích.
Tuy
vậy, mặt trái của nó là tình trạng đơn thư tố cáo nặc danh, mượn danh, tố cáo
sai sự thật; động cơ nhằm triệt hạ người khác; gây mất đoàn kết nội bộ tổ chức...
Việc này lại gây ra những hệ lụy rất xấu, thậm chí là nguy hiểm. Nó làm mất uy
tín, danh dự của cá nhân, tổ chức bị tố cáo sai sự thật, bị vu khống. Có những
đồng chí cán bộ tốt đã bị tố cáo sai khiến họ mất đi cơ hội được đề bạt, cất nhắc.
Đơn thư sai sự thật làm cho tổ chức rối bận, mất công, mất việc để điều tra,
xác minh, xử lý; gây ra sự nghi ngờ, nghi kỵ, mất đoàn kết nội bộ... Trong nhiều
vụ việc, khi nội dung tố cáo được kết luận là không đúng thì người bị tố cáo đã
phải chịu nhiều thiệt thòi bởi chờ "được vạ thì má đã sưng".
Với
trách nhiệm của công dân, nhất là cán bộ, đảng viên thì việc thực hiện quyền tố
cáo là cần thiết, nhưng phải tuân thủ luật pháp, đúng về nội dung, đúng thời điểm
và trình tự. Để giải quyết một nội dung tố cáo thường mất nhiều thời gian xác
minh, điều tra mới có thể kết luận. Mỗi cá nhân nếu thực hiện quyền tố cáo cần
phải nắm chắc các quy định của pháp luật với trách nhiệm cao nhất của mình.
Không ai được thực hiện quyền năng này một cách vô tổ chức để xâm phạm nhân
thân người khác Nhìn nhận từ thực tiễn hệ thống luật pháp của chúng ta cho thấy,
chế tài hiện nay đối với hành vi tố cáo vu khống, cố tình tố cáo sai sự thật đã
đủ sức răn đe trong khuôn khổ pháp lý chặt chẽ. Cùng với việc luật pháp cần phải
được áp dụng rộng rãi để tạo tính răn đe, thì quan trọng nhất là mọi người dân
phải nâng cao nhận thức để hành động thượng tôn pháp luật.
NTH KBC
0 nhận xét:
Đăng nhận xét