Quan điểm và tư tưởng về Nhà nước của dân, do dân và vì dân đã được Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh hiện thực hóa ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công. Hội nghị Trung ương 6, khóa XIII vừa qua, Đảng ta đã ban hành Nghị quyết về “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN) Việt Nam trong giai đoạn mới”. Nguyên tắc nhất quán được xác định trong Nghị quyết là, tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về Nhân dân. Nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ có hiệu quả quyền con người, quyền công dân.
Đây là quan
điểm thể hiện tư tưởng lấy dân làm gốc của Đảng, Nhà nước Việt Nam, tất cả hoạt
động của Nhà nước đều vì lợi ích của Nhân dân. Tuy nhiên, các thế lực thù địch,
phản động lại xuyên tạc cho rằng, Nhà nước pháp quyền là sản phẩm của chủ nghĩa
tư bản, không thể có ở mô hình chủ nghĩa xã hội.
Thực tế, Nhà
nước pháp quyền là một thành tựu của văn minh, của tư duy nhân loại. Ngay từ thời
xa xưa, có thể nói là thời cổ đại đã có những tư tưởng nhất định về Nhà nước
pháp quyền. Trong lịch sử nhân loại, kể cả phương Đông và phương Tây đều đã đề
cập đến nội dung này. Nhưng nó phát triển thành tư tưởng lớn và thực sự rõ nét
là vào khoảng thế kỷ XVII, XVIII, trong những tác phẩm của các triết gia nổi tiếng
ở phương Tây thời kỳ ấy. Bởi vậy, người ta cũng dễ nhầm, dễ nói rằng Nhà nước
pháp quyền là một thành tựu của chủ nghĩa tư bản.
Các giá trị
mà Nhà nước pháp quyền đưa ra là giá trị chung của nhân loại. Ví dụ, bảo vệ quyền
con người, bảo vệ quyền công dân, dân chủ, bình đẳng, hoặc giá trị cao cả và trực
tiếp nhất là thượng tôn pháp luật. Đấy là giá trị chung mà bất kỳ mô hình xã hội
nào muốn hướng đến sự ưu việt và phát triển thì không thể xa rời những giá trị
đó. Bởi vậy, Nhà nước pháp quyền hoàn toàn phù hợp với mọi mô hình trong đó có
mô hình XHCN của nước ta.
Trong Hiến
pháp và hệ thống pháp luật của nước ta đều thể hiện điều này. Bản chất Nhà nước
ta là Nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân và trong hệ thống pháp luật
cũng ghi nhận điều này. Ví dụ, có những quy định pháp luật chung về cơ chế bầu
cử, Nhân dân tham gia lập ra bộ máy Nhà nước, rồi có quy định pháp luật nói về
quyền tiếp cận thông tin, về thực hiện dân chủ cơ sở, hiện nay, ta đang sửa đổi
để nâng lên thành luật, những điều đó đều đề cập đến quyền làm chủ của Nhân
dân.
Các hoạt động
của Nhà nước hiện nay đều được thực hiện theo hướng minh bạch hơn. Ví dụ, các dự
luật đưa ra đều được công bố công khai và lấy ý kiến của mọi người dân trên
trang thông tin điện tử. Điều đó chính là thể hiện tư tưởng, quan điểm phục vụ
Nhân dân, lấy Nhân dân làm trung tâm.
Trong thực tế
đời sống, các hoạt động của Nhà nước cũng đã minh chứng cho thấy, Nhà nước pháp
quyền mà chúng ta đang xây dựng đó thực sự là Nhà nước luôn hướng đến lợi ích của
Nhân dân. Mọi hoạt động của Nhà nước trong giai đoạn gần đây, đã chuyển hướng
nhiều hơn theo hướng nâng cao quyền thụ hưởng của Nhân dân, phục vụ Nhân dân.
Ví dụ, trong hoạt động hành chính dịch vụ công thì đề cao việc phục vụ người
dân và người dân chấm điểm cơ quan hành chính. Đặc biêt, trong đại dịch
Covid-19 vừa qua, thì việc hướng tới người dân và vì lợi ích của người dân thể
hiện rõ nét nhất; mọi hoạt động, việc làm của Chính phủ và các cơ quan Nhà nước
đều nhằm mục tiêu bảo vệ sự an toàn tính mạng, sức khỏe cho Nhân dân. Và sau đấy,
là thúc đẩy phát triển kinh tế, để đời sống của Nhân dân được bảo vệ, được tăng
cường.
Như vậy, cả
lý luận và thực tiễn đã minh chứng một điều: Nhà nước pháp quyền là thành tựu của
văn minh nhân loại và hoàn toàn phù hợp với mọi mô hình trong đó có mô hình
XHCN của nước ta.
CĐT H4
0 nhận xét:
Đăng nhận xét