Chưa bao giờ cuộc
đấu tranh phản bác các quan điểm, luận điệu sai trái thù địch; bảo vệ nền tảng
tư tưởng của Đảng lại có tính thời sự, cấp thiết và nống bỏng như hiện nay. Vì
bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là bảo vệ những giá trị lịch sử, bản chất
cách mạng, khoa học, nhân văn của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
bảo vệ Cương lĩnh, đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản; chính sách, pháp luật
của Nhà nước, làm cho hệ tư tưởng của Đảng cầm quyền thấm sâu vào đời sống
chính trị, tinh thần của xã hội. Bởi vậy, tăng cường đấu tranh phản bác các
quan điểm, luận điệu sai trái thù địch chống phá Đảng, bảo vệ nền tảng tư tưởng
của Đảng trong tình hình hiện nay là vấn đề quan trọng cần được đầu tư toàn diện.
Âm mưu,
thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, cơ hội hiện nay
Càng gần đến
các ngày lễ lớn của đất nước, các thế lực thù địch, cơ hội chính trị lại tăng
cường sử dụng mọi âm mưu, thủ đoạn để chống phá Đảng, Nhà nước ta với cấp độ
ngày càng tinh vi. Chúng lợi dụng không gian mạng, mạng xã hội (Facebook) để
tuyên truyền xuyên tạc đường lối lãnh đạo của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước, họ phủ nhận nền tảng tư tưởng của Đảng; bác bỏ chủ nghĩa Mác – Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh. Họ lợi dụng tình hình dư luận xã hội đang bức xúc về những
tệ tham nhũng, tiêu cực, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống; những
biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên, cán bộ công
chức, viên chức, trong đó có cả cán bộ cấp chiến lược, rồi quy chụp mọi khuyết
điểm, sai lầm, tiêu cực trong chủ trương, đường lối đổi mới cán bộ và công tác
cán bộ của Đảng.
Hơn thế nữa,
các thế lực thù địch, phản động, cơ hội tuyên truyền xuyên tạc Cương lĩnh, đường
lối lãnh đạo của của Đảng Cộng sản Việt Nam và vai trò quản lý của Nhà nước của
chính quyền các cấp, với những thủ đoạn rất tinh vi, sảo quyệt. Triệt để tấn
công vào nội bộ ta một cách toàn diện cả về tổ chức, con người và nhu cầu của đời
sống xã hội như tín ngưỡng, tôn giáo; lợi dụng một số vụ việc phức tạp, nhạy
cảm, sai phạm, khuyết điểm của một số cán bộ, đảng viên để kích động, chia rẽ nội
bộ, bôi nhọ lãnh đạo cấp cao. Nếu cán bộ, đảng viên không có bản lĩnh chính
trị vững vàng sẽ rất dễ bị tác động dẫn tới hoang mang, dao động,
không phân biệt được đúng - sai, thiếu tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, quản
lý của Nhà nước, vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, thậm
chí có hành động làm trái với Cương lĩnh, đường lối, quan điểm của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đây chính là những mầm mống bên trong
rất nguy hiểm, đe dọa đến nền tảng tư tưởng của Đảng.
Âm mưu, thủ đoạn
và phương thức chống phá của các phần tử cơ hội âm thầm và lâu dài nhưng tác hại
thực sự rất khó lường; Chúng đòi xóa bỏ nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng,
nhất là là nguyên tắc tập trung dân chủ; vu cáo Đảng cầm quyền chiếm quyền của
dân, vi phạm dân chủ, nhân quyền, “độc đoán, đảng trị”; đối lập Đảng với Nhà nước
và đối lập Đảng, Nhà nước với nhân dân... Cùng với đó, các thế lực thù địch còn
lôi kéo, kích động một bộ phận người dân và cả một số cán bộ hoặc lợi dụng tự
do tín ngưỡng, tôn giáo vào các mục đích sai trái, bất hợp pháp, gây ảnh hưởng
tiêu cực đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội... Đây cũng chính là những
vấn đề cần được nhận diện đầy đủ để có biện pháp, phương hướng xử lý, đấu tranh
phù hợp, hiệu quả.
Về kết quả công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của
Đảng thời gian qua
Trong những năm
qua, công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng ở nước ta đã đạt được nhiều
thành tựu quan trọng, góp phần ngăn chặn và đẩy lùi âm mưu, thủ đoạn phá hoại của
các thế lực thù địch, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, củng
cố và tăng cường niềm của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, vẫn còn
nhiều hạn chế như: chưa đa dạng hóa các hình thức thông tin, chất lượng thông
tin chưa hoàn toàn đáp ứng nhu cầu của người dân; chưa tích cực, chủ động đấu
tranh phản bác các thông tin, quan điểm sai trái, thù địch; chưa phát huy vai
trò giám sát, phản biện của các cơ quan báo chí, các tổ chức chính trị xã hội,
đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí và các tệ nạn xã hội...
Đảng ta, trong
mọi thời điểm của lịch sử, lúc thuận lợi cũng như lúc khó khăn, luôn nhận thức
sâu sắc vai trò cầm quyền và lãnh đạo hệ thống chính trị, xứng đáng với lòng
tin tuyệt đối của nhân dân và dân tộc. Tuy nhiên, ngoài những mặt rất cơ bản,
tích cực của một Đảng Cộng sản - đảng duy nhất cầm quyền, sẽ không tránh khỏi
những nguy cơ có thể xảy ra như: sai lầm về đường lối, quan liêu, xa rời quần
chúng và kiêu ngạo cộng sản. Để ngăn chặn sự tha hóa quyền lực trong Đảng, sự
biến chất của đội ngũ cán bộ, đảng viên, Đảng ta chủ trương phải kiểm soát chặt
chẽ quyền lực trong công tác cán bộ, chống chạy chức, chạy quyền; xây dựng hoàn
thiện thể chế để kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ theo nguyên tắc mọi
quyền lực đều phải được kiểm soát chặt chẽ bằng cơ chế; quyền hạn phải được
ràng buộc bằng trách nhiệm. Đảng đã, đang và sẽ tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết
liệt, triển khai đồng bộ; thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc thực hiện;
ngăn chặn và đẩy lùi hiệu quả những tiêu cực tham nhũng trong công tác cán bộ.
Là Đảng duy nhất
cầm quyền, đảng viên của Đảng nắm hầu hết các chức vụ chủ chốt trong tất cả các
lĩnh vực của đời sống xã hội. Nếu đạo đức của những cán bộ, đảng viên ấy sa sút
thì chính họ là một trong những nguyên nhân làm xói mòn nền tảng đạo đức xã hội,
làm vô hiệu hóa quyền uy pháp luật. Vì thế, Đảng ta chủ trương đổi mới, nâng
cao chất lượng, hiệu quả công tác cán bộ theo hướng phải đồng bộ, liên thông,
nhất quán trong hệ thống chính trị và phù hợp với thực tế; đẩy mạnh phân cấp,
phân quyền; ràng buộc trách nhiệm và kiểm soát chặt chẽ quyền lực; siết chặt kỷ
luật, kỷ cương; tạo môi trường, điều kiện để thúc đẩy đổi mới, sáng tạo; bảo vệ
cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.
Cùng với đó, tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phát huy bản chất giai
cấp công nhân của Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức
chiến đấu của Đảng; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh
toàn diện, xây dựng Nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; gắn với
tinh giản biên chế, nâng cao chất lượng và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức,
viên chức; xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến
lược, người đứng đầu đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Đảng
ta yêu cầu: “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống suy thoái “tự diễn biến”,
“tự chuyển hóa trong nội bộ; đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng
phí. Công tác cán bộ phải thực sự là “then chốt” của “then chốt”, tập trung xây
dựng đội ngũ các cấp, nhất là cán bộ cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và
uy tín, ngang tầm nhiệm vụ”
0 nhận xét:
Đăng nhận xét