Tóm tắt: Kiên trì vai trò chủ đạo của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nguyên tắc không thay đổi của Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta luôn lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng. Đại hội XIII của Đảng một lần nữa khẳng định, để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa phải “kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh phù hợp với điều kiện mới”[1].
1. Cách mạng Việt Nam dưới ánh sáng soi đường của chủ nghĩa Mác - Lênin
Nhiều nhà yêu nước đương thời tiếp tục con đường cứu
nước theo lối cũ đã không thành công thì ngày 5/6/1911, người thanh niên Nguyễn
Tất Thành (tức là Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh sau này) ra đi tìm đường cứu nước
theo phương hướng mới với khát vọng cháy bỏng giành độc lập, tự do cho nhân
dân, cho đất nước. Nguyễn Tất Thành đã bất chấp mọi hiểm nguy, gian khổ, đi qua
nhiều nước châu Âu, châu Phi, châu Mỹ và đã rút ra chân lý: “Chủ nghĩa tư bản,
chủ nghĩa đế quốc thực dân là cội nguồn mọi đau khổ của công nhân và nhân dân
lao động ở chính quốc cũng như ở các nước thuộc địa”. Khi người thanh niên
Nguyễn Tất Thành đi tìm đường cứu nước cứu dân (ngày 05/6/1911), nước
ta đã mất độc lập chủ quyền. Nhân dân ta sống trong tình cảnh nước
mất nhà tan, bị bóc lột, áp bức và nô dịch dưới ách thống trị của
đế quốc thực dân Pháp cùng bè lũ phong kiến tay sai bán nước. Việt
Nam đã trở thành một xứ thuộc địa dưới chế độ thực dân, nửa phong
kiến. Đất nước chìm đắm trong đêm dài nô lệ, khủng hoảng, bế tắc về
đường lối cứu nước.
Cuộc hành trình tìm đường, cứu nước cứu dân của
Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh kéo dài 30 năm (1911
- 1941). Người đã lăn lộn trong thực tiễn đấu tranh giữa những người
cùng khổ ở khắp các đại dương, châu lục để nhận rõ bản chất của
kẻ thù và nhận thức tính tất yếu của con đường giải phóng dân tộc
chỉ có thể là con đường cách mạng vô sản. Đó là cuộc cách mạng
theo ý thức hệ tiên tiến nhất của thời đại - ý thức hệ của giai
cấp công nhân, kết tinh thành tư tưởng - lý luận của chủ nghĩa Mác -
Lênin. Người sáng lập Đảng Cộng sản theo học thuyết Đảng kiểu mới
của V.I.Lênin. Sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài, năm 1941, Người về
nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam, dẫn tới thắng lợi vĩ
đại của Cách mạng tháng Tám, năm 1945, lập nên chế độ dân chủ cộng hòa,
giành lại độc lập, khẳng định chủ quyền, đưa dân tộc và nhân dân tới
tự do và làm chủ. Đó là những bước ngoặt, những dấu mốc lịch sử
đặc biệt quan trọng của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX. Những bước
ngoặt, những dấu mốc lịch sử ấy chẳng những được soi sáng bởi chủ
nghĩa Mác - Lênin mà còn tỏ rõ thiên tài tư tưởng và tổ chức của lãnh
tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh cùng với những cống hiến vô giá
của Người đối với dân tộc và quốc tế trong lịch sử hiện đại ở thế
kỷ XX. Có thể minh chứng bằng một số sự kiện điển hình dưới đây:
Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc tiếp xúc với Luận
cương của V.I.Lênin về quyền tự quyết của các dân tộc thuộc địa. Cách
mạng tháng Mười Nga năm 1917 thắng lợi. Giai cấp công nhân và nhân dân lao
động đã giành được quyền lực về tay mình. Nước Nga Xô viết xã hội
chủ nghĩa đã ra đời, khai sinh cho chủ nghĩa xã hội hiện thực với tư
cách là một chế độ xã hội kiểu mới, lần đầu tiên xuất hiện trong
lịch sử thế giới dù là một hiện tượng đơn nhất nhưng đã mang ý nghĩa
phủ định chủ nghĩa tư bản về nguyên tắc. Từ đấy, một thời đại mới,
một kỷ nguyên mới đã mở ra - Thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản
lên chủ nghĩa xã hội, kỷ nguyên giải phóng các dân tộc bị áp bức,
giành độc lập dân tộc và quá độ tới chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế
độ tư bản chủ nghĩa.
Năm 1919, Quốc tế Cộng sản được thành lập tại
Mátxcơva. Dưới sự lãnh đạo của V.I.Lênin, Quốc tế Cộng sản đã ra tuyên bố ủng
hộ và giúp đỡ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Tại Đại hội II
(1920) Quốc tế Cộng sản, V.I.Lênin đã trình bày “Sơ thảo lần thứ nhất những
luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa”. Bản Sơ thảo gồm 12 luận
điểm, trong đó vấn đề dân tộc và thuộc địa đã được Quốc tế Cộng sản và
V.I.Lênin thừa nhận “như là sự mở rộng của nguyên tắc liên minh công nông trên
quy mô toàn thế giới”[2]. Nguyễn Ái Quốc đã đọc
“Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của
V.I.Lênin đăng trên báo Nhân đạo (7-1920). Tác phẩm này đã đưa đến cho Nguyễn
Ái Quốc những nhận thức mới về con đường giải phóng dân tộc ở thuộc địa.
Chuyển biến có tính bước ngoặt đầu tiên của Nguyễn
Ái Quốc là từ một người yêu nước với ý thức và tình cảm dân tộc
sâu sắc đã trở thành một chiến sĩ cộng sản. Trên lập trường giai
cấp công nhân, giác ngộ lý tưởng cộng sản, Người đã tán thành đường
lối của Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III), theo chủ nghĩa Lênin (Mác -
Lênin) và con đường cách mạng vô sản. Người nhận rõ cách mạng tháng
Mười Nga năm 1917 là hình mẫu điển hình về một cuộc cách mạng triệt
để cần phải noi theo. Nguyễn Ái Quốc gia nhập Đảng Cộng sản Pháp tại
Đại hội Tua, năm 1920. Bước ngoặt ấy dẫn đến sự kiện lịch sử trọng
đại tiếp theo, sau một thập kỷ. Đó là năm 1930, Nguyễn Ái Quốc sáng lập
ra Đảng Cộng sản Việt Nam. Người không chỉ đặt tên cho Đảng là Đảng
Cộng sản Việt Nam mà còn là tác giả đầu tiên, trực tiếp soạn thảo
Chính cương, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng, đồng
thời viết thư gửi đồng bào cả nước, kêu gọi đồng bào ủng hộ Đảng,
theo Đảng làm cách mạng giải phóng dân tộc, tự giải phóng chính
mình. Chính cương sách lược vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam do
Nguyễn Ái Quốc soạn thảo, ngay từ đầu đã đặt cách mạng giải phóng
dân tộc ở Việt Nam trong quỹ đạo của cách mạng vô sản, đã xác định rõ
mục tiêu và phương thức cách mạng là đi tới xã hội cộng sản, bỏ qua
chế độ tư bản chủ nghĩa, đã khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng
Cộng sản trong tiến trình cách mạng. Những tư tưởng đó của Đảng và
của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc chứng tỏ giá trị và ý nghĩa soi đường
của chủ nghĩa Mác - Lênin đối với cách mạng Việt Nam. Nhờ đó, cuộc
khủng hoảng triền miên về đường lối cứu nước đã được giải quyết và
cách mạng Việt Nam đã được dẫn dắt bởi ý thức hệ tiên tiến nhất
của thời đại.
Năm 1925, Nguyễn Ái Quốc viết tác phẩm lý luận
nổi tiếng “Bản án chế độ thực dân Pháp”. Đây là tác phẩm dựa trên cơ sở
một số bài viết của Người trong khoảng thời gian từ năm 1921 đến năm 1924. Tác
phẩm này được một số đồng chí của Người xuất bản lần đầu tiên tại Thư quán
lao động (Libraire du travail) ở Pari vào năm 1925. Bản án chế độ thực dân
Pháp gồm 12 chương, trong đó có một số bài đã đăng trên báo Le
Paria. Nội dung của tác phẩm không chỉ tố cáo tội ác của chủ nghĩa đế quốc
Pháp đối với dân tộc Việt Nam cũng như với các thuộc địa khác trên các mặt
chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội mà điều quan trọng là đã nêu lên những luận
điểm cơ bản về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa.
Đó thực sự là một bản án, một văn kiện chính
trị - pháp lý kết án tội ác của chủ nghĩa thực dân Pháp đối với
các dân tộc thuộc địa, bị áp bức ở Việt Nam và Đông Dương. Hai mươi
năm sau, ngày 02/9/1945, Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập” do
chính Người soạn thảo tại Thủ đô Hà Nội, khai sinh nền cộng hòa dân
chủ và nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời. Tuyên ngôn Độc lập
cũng đồng thời là sự tuyên bố cáo chung chủ nghĩa thực dân Pháp, là
“Bản án chế độ thực dân Pháp” đã được thi hành, từ thắng lợi của
cách mạng giải phóng dân tộc, từ sức mạnh quyền lực của nhân dân. Năm
1925 cũng là năm lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tổ chức và giáo dục nhóm
chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi trong “Hội Việt Nam cách mạng thanh niên”,
tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản. Vào lúc này, Người đã trù
tính trong Điều lệ và chương trình hành động của Hội là, sau này,
khi cách mạng thắng lợi và đi vào kiến thiết chế độ mới nhất định
ta sẽ áp dụng “Tân kinh tế chính sách của Lênin” (Chính sách Kinh tế
mới - NEP). Đó là mầm mống đầu tiên để hình thành tư tưởng đổi mới
và hội nhập của Hồ Chí Minh sau này.
Năm 1927, Nguyễn Ái Quốc viết tác phẩm “Đường
cách mệnh” làm tài liệu huấn luyện về chiến lược và phương pháp
cách mạng cho các lớp cán bộ đầu tiên của Đảng. “Đường cách mệnh” là
tác phẩm tập hợp các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc tại các lớp huấn luyện cán bộ
của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, tổ chức tại Quảng Châu (Trung Quốc)
trong những năm 1925-1927. Cuốn sách được Bộ Tuyên truyền của Hội Liên hiệp các
dân tộc bị áp bức tập hợp lại và xuất bản thành sách năm 1927. Cuốn sách ra đời
trong hoàn cảnh phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản các nước trên thế giới
phát triển mạnh mẽ, phong trào giải phóng dân tộc ở trong nước đã xuất hiện
nhiều tổ chức yêu nước mang sắc màu chính trị khác nhau, thực tiễn lịch sử đòi
hỏi phải có một tổ chức mới, có đường lối đúng đắn, có tổ chức chặt chẽ thì mới
lãnh đạo cách mạng đi đến thành công. Bởi vậy, cuốn sách “Đường cách mệnh” có ý
nghĩa và vai trò như kim chỉ nam cho đường lối của cách mạng Việt Nam. Tác
phẩm đã đặt nền móng tư tưởng - chính trị và tổ chức cho việc
thành lập Đảng. Đây cũng là tác phẩm lý luận đầu tiên truyền bá
chủ nghĩa Mác - Lênin vào trong nước, nhen nhóm các phong trào cách mạng.
Đáng lưu ý là ngay mở đầu tác phẩm, Nguyễn Ái Quốc đã đặt vấn đề
đạo đức cách mạng lên hàng đầu, “Tư cách của người cách mệnh”. Đảng
cách mạng không chỉ cần có lý luận tiên phong dẫn đường để làm tròn
vai trò tiên phong của Đảng mà còn nhấn mạnh vào những điểm cốt
yếu: làm cách mạng trước hết phải có Đảng lãnh đạo, với Đảng
trước hết phải có chủ nghĩa dẫn đường. Đảng không có chủ nghĩa
giống như người không có trí khôn, không có kim chỉ nam hành động. Chủ
nghĩa, học thuyết nhiều nhưng chân chính cách mạng nhất, triệt để
nhất thì chỉ có chủ nghĩa Lênin (chủ nghĩa Mác - Lênin). Đảng phải
“giữ chủ nghĩa cho vững” và “ít lòng tham muốn về vật chất”. Đó là
dự cảm đạo đức vô cùng sáng suốt của Người.
Cuộc khủng hoảng trầm trọng của chủ nghĩa xã
hội hiện thực sau hơn bảy thập kỷ tồn tại và sự đổ vỡ chế độ xã
hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu vào thập kỷ cuối thế kỷ XX đã
chứng thực những dự cảm sáng suốt đó.
Năm 1941, sau khi về nước một thời gian, với tư cách
là đại biểu Quốc tế Cộng sản, đồng chí Nguyễn Ái Quốc triệu tập và chủ trì Hội
nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng, từ ngày 10 đến ngày 19-5-1941,
quyết định chuyển hướng chiến lược, đặt vấn đề giải phóng dân tộc
lên hàng đầu, trên lập trường, quan điểm của giai cấp công nhân, giải
quyết đúng đắn và sáng tạo mối quan hệ giai cấp và dân tộc. Dưới
sự lãnh đạo của Người, Đảng ta giương cao ngọn cờ đoàn kết, đại đoàn
kết, thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh). Người
viết thư kêu gọi toàn quốc đồng bào đoàn kết để “đánh tan thù
chung”, “cứu giống nòi ra khỏi cảnh nước sôi lửa nóng”, giành độc
lập tự do… dẫn đến Cách mạng tháng Tám, giải quyết đúng đắn mối quan
hệ Thời - Thế - Lực trong thực tiễn cách mạng, năm 1945.
Đó là một mẫu mực điển hình về tận dụng
tình thế và thời cơ cách mạng, về xây dựng lực lượng và phát huy
vai trò quần chúng nhân dân trong sáng tạo lịch sử. Tầm nhìn chiến
lược và tài năng tổ chức của Hồ Chí Minh trong những quyết định lịch
sử tại Hội nghị toàn quốc của Đảng và Quốc dân đại hội Tân Trào
giữa tháng 8/1945, phát động Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong
cả nước, tuyên bố độc lập trước khi quân đồng minh kéo vào Việt Nam
cũng là một mẫu mực về sự kết hợp khoa học và nghệ thuật trong
cách mạng giải phóng dân tộc, “đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”.
Đó là những minh chứng về sự vận dụng và phát
triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh lịch sử và điều
kiện cụ thể của Việt Nam của Hồ Chí Minh. Đây là một ví dụ kinh
điển chứng minh giá trị và sức sống của chủ nghĩa Mác - Lênin từ
thực tiễn cách mạng Việt Nam, của Đảng ta và thiên tài tư tưởng, tổ
chức của lãnh tụ Hồ Chí Minh.
Năm 1946, Chính phủ do Hồ Chí Minh đứng đầu đã
gây dựng nền móng chế độ dân chủ cộng hòa, tổ chức Tổng tuyển cử bầu
Quốc hội, xây dựng và thông qua Hiến pháp, xác lập cơ sở pháp lý và những nguyên
tắc dân chủ của chính quyền nhân dân; chủ toạ các phiên họp của Hội đồng Chính
phủ, ký hơn 200 Sắc lệnh về tổ chức bộ máy Nhà nước, các bộ và Uỷ ban hành
chính các cấp, về tổ chức và xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân... giải
quyết những di sản mục nát của đế quốc thực dân, phong kiến để lại,
chủ động đối phó với chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp, dựa
vào sức mạnh toàn dân và phát huy cao độ sức mạnh của lòng yêu
nước, “thà hy sinh tất cả quyết không chịu mất nước, quyết không chịu
làm nô lệ”, “vừa kháng chiến vừa kiến quốc”, “trường kỳ kháng
chiến”, “kháng chiến tất thắng, kiến quốc tất thành”.
Trong thời kỳ 1946 - 1954, với đỉnh cao là chiến
thắng Điện Biên Phủ, Việt Nam đã đánh bại hoàn toàn chủ nghĩa thực
dân Pháp, miền Bắc được giải phóng nhưng miền Nam lại rơi vào sự thống trị của
chủ nghĩa thực dân kiểu mới là đế quốc Mỹ.
Đảng ta đã kết hợp cách mạng dân tộc dân chủ
nhân dân ở miền Nam với cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, từ
năm 1954 đến năm 1975, đánh bại đế quốc Mỹ xâm lược, với tinh thần
“không có gì quý hơn độc lập tự do”, thực hiện thống nhất Tổ quốc, giải
phóng hoàn toàn miền Nam, “đánh thắng hai đế quốc to” (chủ nghĩa
thực dân kiểu cũ của Pháp và chủ nghĩa thực dân kiểu mới của Mỹ).
Đó là bằng chứng lịch sử về sức sống, ánh sáng soi đường của chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong tiến trình cách mạng giải
phóng và phát triển ở Việt Nam.
Những sự kiện lịch sử từ năm 1975 tới nay,
nhất là “qua 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh
xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, lý luận về đường
lối đổi mới, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta
ngày càng được hoàn thiện và từng bước được hiện thực hóa. Chúng ta đã đạt được
những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện hơn
so với những năm trước đổi mới. Với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta vân có thế
nói rằng: Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đô, tiềm lực, vị thế và uy tín
quốc tế như ngày nay. Những thành tựu đó là sản phấm kết tinh sức sáng tạo, là
kết quả của cả một quá trình nỗ lực phấn đấu bền bi, liên tục qua nhiều nhiệm
kỳ của toàn Đảng, toàn dân, toàn dân, quân ta; tiếp tục khẳng định con đường đi
lên chủ nghĩa xã hội của chúng ta là đúng đẫn, phù hợp với quy luật khách quan,
với thực tiễn Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại: đường lối đổi mới của
Đảng ta là đúng đắn, sáng tạo; sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết
định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Cương lĩnh chính trị của Đảng tiếp
tục là ngon cờ tư tưởng, lý luận dẫn dắt dân tộc ta vững vàng tiếp tuc đẩy mạnh
toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; là nền tảng để Đảng ta hoàn thiện đường
lối xây dựng và bảo vệ Tổ quốcViệt Nam xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn mới”[3]
Thực tiễn đã chứng minh những khẳng định có
tính nguyên tắc của Đảng trong các cương lĩnh, các văn kiện đại hội
theo suốt tiến trình cách mạng Việt Nam, nhất là trong thời kỳ đổi
mới là đúng đắn và sáng tạo.
Thứ nhất, kiên định con đường cách mạng đã lựa
chọn, trung thành với lý tưởng, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa
xã hội; với phương thức phát triển của Việt Nam: độc lập dân tộc gắn
liền với chủ nghĩa xã hội, từng bước quá độ tới chủ nghĩa xã
hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Đó là phương thức “phát triển
rút ngắn” và “quá độ gián tiếp” phù hợp với xu thế khách quan của
lịch sử, của thời đại và với điều kiện, hoàn cảnh lịch sử - cụ
thể của Việt Nam. Đổi mới mang tầm vóc cách mạng, có nguyên tắc,
giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa.
Thứ hai, chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh là nền tảng tư tưởng của Đảng, kim chỉ nam hành động của cách
mạng Việt Nam.
Thứ ba, đảm bảo vai trò lãnh đạo và địa vị
cầm quyền của Đảng Cộng sản trong tiến trình phát triển của cách
mạng Việt Nam trước đây và trong sự nghiệp đổi mới, hội nhập quốc
tế hiện nay.
NHB - H3
[1]
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Tập I, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà
Nội, 2021, tr. 109.
[2] Đỗ
Quang Hưng: Chính sách phương Đông của Quốc tế Cộng sản, lý thuyết và thực
tiễn, Tạp chí Lịch sử Đảng số 4-1989, tr.9-14.
[3] Đảng
Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ XIII, Tập I, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội,
2021, tr. 25
0 nhận xét:
Đăng nhận xét