Tóm tắt: Nếu không khuất phục
được tư tưởng, tâm lý của đối phương thì thắng, thua rốt cuộc chỉ là những con
số về vật chất trong các cuộc chiến tranh. Để thực hiện được chiến lược “Diễn
biến hòa bình” ở nước ta, Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch hiện nay
lợi dụng không gian mạng (KGM) để tiến hành các phương thức, thủ đoạn nhằm thay
đổi nhận thức, niềm tin, hành vi, thái độ… của từng người dân Việt Nam đối với
Đảng, Nhà nước, Quân đội... Đó chính là hoạt động của chiến tranh tâm lý
(CTTL). Vì vậy, bài báo này tập trung làm rõ thêm các hoạt động của CTTL trên
KGM, từ đó đề xuất các biện pháp phòng, chống CTTL trên KGM trong Quân đội ta
hiện nay.
Từ khóa: Chiến tranh tâm lý;
không gian mạng; biện pháp phòng chống; diễn biến hòa bình;
Việt Nam là quốc gia có tốc độ
tăng trưởng internet, mạng xã hội nhanh nhất thế giới. Theo số liệu thống kê
đến tháng 6-2021, cả nước có hơn 70 triệu người dùng internet (gần 71% dân số),
cao thứ 12 trên thế giới và thứ 6 châu Á; 65 triệu người dùng mạng xã hội
(chiếm 67% dân số) chủ yếu là Facebook (đứng thứ 7 trong số 10 quốc gia sử dụng
Facebook nhiều nhất). Việt Nam là một trong 10 nước có số người dùng Youtube
cao nhất thế giới. Trong đó, 94% người dùng internet hằng ngày là sinh
viên, trí thức trẻ, thanh niên[1]. Điều này cho thấy KGM
là “mảnh đất màu mỡ” là “chiến trường trực tiếp” để các thế lực thù địch tiến
hành CTTL tác động đến khối óc, con tim từng người dân Việt Nam hòng nhằm thay
đổi chế độ ở nước ta.
1. Quan niệm chiến tranh tâm lý
trên không gian mạng
Theo PGS, TS Đỗ Mạnh Tôn, Chiến
tranh tâm lý của chủ nghĩa đế quốc là cả một hệ thống những hoạt động đa dạng
được thực hiện bởi nhiều cấp độ, nhiều cơ quan, nhiều hướng để đánh vào tâm lý,
ý thức, hành vi của đối phương nhằm thay đổi niềm tin, ý chí, nhận thức và hành
động, làm mất khả năng chiến đấu của đối phương[2].
Khi KGM ra đời, CTTL đã thông
qua môi trường này để thực hiện các hoạt động của mình. Chiến tranh tâm lý trên
không gian mạng là tổng hợp các thủ pháp, các hoạt động thông qua mạng internet
nhằm thay đổi nhận thức, hành vi, thái độ, các trạng thái tinh thần, tâm lý
quân đội, nhân dân đối phương và các lực lượng khác để thực hiện ý đồ của mình.
Chiến tranh tâm lý là một hình
thức chiến tranh mang đầy đủ đặc trưng của chiến tranh nói chung (mục tiêu,
phương thức, thủ đoạn, lực lượng, thời gian tiến hành...). Tuy nhiên, so với
CTTL truyền thống, đối tượng của CTTL trên KGM rất rộng gồm cả hệ thống chính
trị, quân đội, nhân dân đối phương, các lực lượng, quốc gia trung lập khác. Lực
lượng tiến hành là các chuyên gia về tâm lý kết hợp tinh thông về công nghệ
thông tin, chuyên gia quan hệ công chúng. Và phương thức tiến hành đó là trên
không gian mạng (Các ứng dụng trên internet, mạng xã hội, hạ tầng về công nghệ
thông tin, truyền thông..) để tác động đến các đối tượng theo ý đồ đặt ra. Nếu
KGM có thể được coi là vũ khí thì thông tin, sự kiện chính là đạn của CTTL trên
đó. Về bản chất, CTTL trên KGM làm thay đổi nhận thức, niềm tin, từ đó thay đổi
thói quen, hành vi, gây hoang mang tư tưởng, tinh thần,... gây rối loạn, mất ổn
định trong xã hội cho các nước thù địch. Đồng thời làm cho các quốc gia, các
lực lượng và người dân ở các quốc gia khác nhận thức, tin tưởng theo chiều
hướng có lợi cho mình. ở Việt Nam, CTTL trên KGM là một hoạt động cụ thể của
chiến lược “Diễn biến hòa bình” mà các thế lực thù địch hiện nay đang tiến hành
đối với nước ta.
Các thủ đoạn của CTTL trên KGM không
có gì thay đổi so với trước đây, vẫn “bình mới rượu cũ”. Tuy nhiên phương thức
tiến hành hết sức tinh vi, xảo quyệt nhờ internet, các phương tiện truyền thông
hiện đại, công nghệ thông minh hỗ trợ làm cho nó nâng lên ở tầm cao mới, tác
động ngay tức thì đến đại bộ phận công chúng, người dân trên toàn thế giới chỉ
thong qua một cái click chuột trên bàn phím.
2. Các hoạt động CTTL trên KGM đối
với Việt Nam hiện nay
Với mục đích hòng làm thay đổi
chế độ chính trị ở nước ta, các thế lực thù địch hiện nay thông qua KGM tăng
cường hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước, Quân đội, chia rẽ khối đại đoàn kết
toàn dân tộc; gây phân tán, mất ổn định xã hội… Biểu hiện tập trung ở các hoạt
động sau:
Thứ nhất, sử dụng tin giả, sự
kiện giả thông qua các Website, diễn đàn, blog cá nhân, kênh truyền hình trực
tuyến, báo, đài nước trên internet để tuyên truyền xuyên tạc chống phá:
- Đối với kênh Youtube, những
video clip phản động, chống phá trực diện liên tục được tung ra, với thủ đoạn
quen thuộc là cắt ghép hình ảnh từ các báo chí chính thống; lồng ghép, biên
tập, cắt xén, phục dựng nội dung xuyên tạc, bịa đặt để đánh lừa, kích động
người xem.
- Đối với mạng xã hội (Facebook)
+ Lập ra một loạt tài khoản giả
mạo các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước để đăng các thông tin giả mạo, thông
tin xấu độc để đánh lừa người xem; gây nhận thức sai lệch, ngộ nhận, hoang mang
trong dân chúng.
Đây là một trong những thủ đoạn
rất nguy hiểm, thâm độc của các thế lực thù địch. Những trang này khiến người
đọc lầm tưởng là trang của những người yêu nước, bảo vệ chế độ, bảo vệ đất
nước; như vậy, mức độ tuyên truyền, thâm nhập vào suy nghĩ của người đọc rất
nhanh, vì lầm tưởng là trang chính thống.
Lợi dụng tình hình dịch bệnh
Covid-19, các đối tượng đã khai thác triệt để tính năng của mạng xã hội như
bình luận, chia sẻ hay livestream trên các tài khoản cá nhân hoặc trên các hội
nhóm. Họ đưa ra những bài viết, video clip với tiêu đề giật gân, gây sốc, liên
quan đến những người, số lượng người nhiễm bệnh hoặc tử vong tại các địa
phương. Các đối tượng này thậm chí còn phát tán những thông tin “hướng dẫn điều
trị, chữa trị bệnh tại nhà”, tẩy chay, không tuân thủ hướng dẫn của Bộ Y tế về
phòng chống dịch bệnh. Các đối tượng lợi dụng khoảng trống thông tin khi các
báo, đài chính thống chưa kịp đăng tải để tung ra những thông tin dưới dạng
“nguồn nội bộ”, “tin mật không công bố vì không có lợi”...[3]
Một số tổ chức phản động, số đối
tượng chống đối còn lợi dụng chính sách quảng cáo của Fecebook, chi ra hàng
chục nghìn đô la Mỹ để mua quảng cáo chính trị, tạo thành những chiến dịch
tuyên truyền hòng phủ thông tin sai lệch đến quần chúng nhân dân, xuyên tạc sự
thật về tình hình dịch bệnh, công kích Chính phủ.
+ Tạo ra làn sóng bình luận tiêu
cực dưới các bài viết chống phá Đảng, Nhà nước cũng như trên các báo chí chính
thống khi được chia sẻ trên Facebook.
- Sử dụng các Website, trang
Blog giả mạo
Có thể thấy, những nguồn tin giả
này hết sức nguy hiểm, không chỉ gây nhiễu loạn thông tin khiến người dân không
phân biệt được thật giả mà còn gây xáo trộn cuộc sống người dân, ảnh hưởng đến
an ninh, trật tự trong xã hội. Nó tạo ra một thứ dịch bệnh “dịch fake new”.
Thứ hai, kích động tư tưởng dân
tộc hẹp hòi và cực đoan trong các tôn giáo; tán phát nhiều tài liệu có nội dung
xuyên tạc tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam; kích động để đẩy mạnh “dân chủ,
nhân quyền”, tạo bất ổn về an ninh chính trị. Lợi dụng KGM, các tổ chức, các
thế lực thù địch đã lập ra các nhóm xã hội, không ngừng kêu gọi tăng thêm thành
viên, đẩy mạnh tuyên truyền, kích động, xúi giục dân chúng trong tôn giáo, chia
rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, gây ly tán xã hội.
Thứ ba, lợi dụng những diễn biến
phức tạp của tình hình thế giới, khu vực để xuyên tạc đường lối đối ngoại của
Đảng và Nhà nước ta. Trên biển Đông, dựa vào các hoạt động của Trung Quốc để tuyên
truyền chống phá, chia rẻ niềm tin của dân vào Đảng, kêu gọi biểu tình chống
Trung Quốc, đạp phá nhà máy của người Đài Loan, Trung Quốc,… tạo ra mất trật tự
xã hội. Thực tế cho thấy vụ việc nhà máy Fomosa ở Hà Tĩnh; vụ giàn khoan
HD981…các thế lực thù địch đã thông qua KGM kêu gọi, lôi kéo, kích động dân
chúng biểu tình; quay clip, chia sẻ lên mạng xã hội… gây mất an ninh, trật tự
xã hội, thậm chí xảy ra bạo động ở một số địa phương như Bình Dương; Bình
Thuận...
Hoặc như lợi dụng chiến tranh
giữa Nga – Ukraina xuyên tạc đường lối đối ngoại của Đảng ta, hòng chia rẻ niềm
tin của người dân trong nước và bạn bè quốc tế đối với Việt Nam.
Thứ tư, lợi dụng những hạn chế,
khuyết điểm trong công tác lãnh đạo, quản lý điều hành, công tác cán bộ… của một
số Bộ, ngành ở trung ương và một số địa phương, từ đó viết tin, bài, biên tập
các video clip phát tán trên các website, mạng xã hội để tuyên truyền xuyên tạc
từ đó không tin vào đường lối lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, điều
hành của chính phủ.
Trong Quân đội, lợi dụng một số
hiện tượng quân nhân nhân tự tử những thời gian gần đây, các thế lực thù địch
quy chụp, xét đoán, bịa đặt các bằng chứng nhằm xuyên tạc làm giảm truyền thống
đoàn kết của Quân đội ta, làm lung lay niềm tin, chia rẻ đoàn kết quân – dân.
Những vụ việc này được coi là
mảnh đất màu mỡ để các thế lực thù địch khai thác triệt để chống phá ta quyết
liệt, kích động, chia rẽ, thúc đẩy xu hướng “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”
trong nội bộ; phá vỡ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, kích hoạt “cách mạng màu”
ở Việt Nam.
Thứ năm, tán phát văn hóa phẩm đồi
trụy, độc hại cổ vũ lối sống tự do, dân chủ kiểu phương tây nhằm lôi kéo thay
đổi các giá trị, chuẩn mực xã hội, hành vi đúng đắn trở thành ích kỷ, lệch lạc;
không quan tâm đến Tổ quốc, quay lưng với vận mệnh của dân tộc, không ủng hộ
Đảng, Nhà nước...
Thực trạng hiện nay, dưới tác
động của CTTL trên KGM như trên đã làm cho một bộ phận người dân, nhất là tầng
lớp thanh niên, sinh viên có nhận thức lệch lạc về chính trị, xã hội; xuống cấp
về đạo đức, lối sống, hình thành dần dần thái độ, hành vi ứng xử không chuẩn
mực; có nhận thức chính trị kém, ngộ nhận, dần dần bị lôi kéo tham gia trở
thành các thành viên hoặc nguy hại hơn là trở thành lực lượng trực tiếp tham
gia “săn tin”, viết bài tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước, Quân đội trên
Internet.
Đó chính là biểu hiện bị “Nhiễm
dịch về tâm lý”. Do vậy, tiến hành các biện pháp phòng chống “nhiễm dịch về tâm
lý” và một trong những nhiệm vụ cấp thiết, quan trọng hiện nay.
3. Biện
pháp phòng, chống chiến tranh tâm lý trên không gian mạng
Trong
Quân đội ta hiện nay đa số cán bộ, chiến sĩ đều sử dụng mạng Internet, các
thiết bị thông minh phục vụ trong học tập, công tác, đời sống,... Do đó luôn là
những mục tiêu mà CTTL nhắm tới.
Mục
tiêu mà các thủ đoạn nhắm tới là đội ngũ cán bộ, đảng viên trẻ, nhất là hạ sĩ
quan, chiến sĩ. Đây là những người nhạy cảm với cái mới, thích tìm tòi, khám
phá, tâm lý tò mò, trong khi đó nhận thức, bản lĩnh chính trị, lập trường giai
cấp, kinh nghiệm sống, kỹ năng trong việc nhận diện và đấu tranh với âm mưu thủ
đoạn của các thế lực thù địch còn nhiều hạn chế. Do đó, để phòng, chống CTTL
cho bộ đội TT trên KGM trong giai đoạn hiện nay, cần làm tốt một số biện pháp
căn bản sau.
1. Tạo sự “miễn dịch tâm lý” cho bộ đội
“Nhiễm
dịch tâm lý” thường do hai nguyên nhân chủ yếu: một là, do tính chất hiểm độc
của các tác động CTTL của địch (nguyên nhân khách quan); hai là, do kháng thể
yếu ớt của các nhóm xã hội và của mỗi con người (nguyên nhân chủ quan). Do
vậy,để chống lại “nhiễm dịch tâm lý” cần xây dựng sự “miễn dịch” cho bộ đội.
Đây là biện pháp cơ bản, quan trọng nhất.
“Miễn
dịch tâm lý” là một trong những phẩm chất chính trị tư tưởng, phẩm chất tâm lý
quan trong của quân nhân và tập thể quân nhân để vô hiệu hóa và làm thất bại âm
mưu và mọi thủ đoạn nham hiểm của CTTL.
Cũng như chống lại nhiễm dịch của các
loại dịch bệnh khác, chống lại sự “nhiễm dịch tâm lý” thường dựa theo hai
phương thức cơ bản. Một là, sử dụng mọi biện pháp chặn đường, bịt lối, loại bỏ
sự xâm nhập của tư tưởng văn hóa, lối sống tư sản, v..v.. vào quân nhân và tập
thể quân nhân. Hai là, trên cơ sở xây dựng một nền tảng chính trị – tư tưởng
vững chắc, các tập thể cơ sở và tưng cá nhân tự xây dựng, tự chuẩn bị cho mình
khả năng chống lại các văn hóa và tư tưởng xấu độc, tức là làm tăng cường chất
kháng thể làm cho CTTL không có tác dụng, không đạt hiệu quả.
Mục
tiêu của CTTL là phá hoại tâm lý, ý thức của quân nhân và tập thể quân nhân
nhằm thao túng, áp đặt, chuyển hóa ý thức hệ tư sản, làm giảm niềm tin của quân
nhân đối với Đảng hòng âm mưu phi chính trị hóa quân đội.
Bởi
vậy, để đấu tranh làm thất bại, vô hiệu hóa CTTL trong Quân đội cần làm tốt
những nội dung biện pháp như:
-
Giáo dục nâng cao nhận thức chính trị, xây dựng niềm tin vào Đảng, Quân đội, tin
vào công cuộc đổi mới, vào đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta, tin vào
sự nghiệp chấn hưng đất nước.
-
Tăng cường và giữ vững sự lãnh đạo của Đảng; nâng cao hiệu quả hoạt động công
tác tuyên truyền, giáo dục; nâng cao tinh thần, không mơ hồ, mất cảnh giác để
cho kẻ thù lợi dụng, tiến hành “diễn biến hòa bình", thúc đẩy “tự diễn
biến”, “tự chuyển hóa”.
-
Xây dựng bản lĩnh chính trị; củng cố và giữ vững trận địa tư tưởng bộ đội để
nâng cao nhận thức toàn diện. Tăng cường giáo dục pháp luật Nhà nước, kỷ luật Quân
đội, các quy định của đơn vị khi tham gia các hoạt động trên KGM;
-
Nâng cao trách nhiệm, tinh thần “thượng tôn pháp luật” và trách nhiệm xã hội
của quân nhân khi sử dụng internet, mạng xã hội; nâng cao “sức đề kháng”, khả
năng “miễn nhiễm” trước các thông tin xấu, độc; các quan điểm sai trái, thù
địch trên KGM.
-
Nâng cao hiệu quả tuyên truyền, giáo dục bản chất, âm mưu, phương thức, thủ
đoạn hoạt động CTTL của của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đối với
nước ta hiện nay.
Về
hình thức tiến hành: Thông qua học tập chính trị, bồi dưỡng kiến thức các đối
tượng; thông báo thời sự, chính trị..; các hội nghị sinh hoạt, quán triệt của
các tổ chức trong đơn vị..; đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, văn hóa văn
nghệ, diễn đàn. Khuyến khích và định hướng mỗi cán bộ, chiến sĩ tự học tập,
nghiên cứu, tìm hiểu về đường lối của Đảng, nhà nước và cả âm mưu thủ đoạn của
các thế lực thù địch.
2. Định hướng dư luận tiêu cực
Khả
năng miễn dịch tâm lý cho bộ đội hiện nay phụ thuộc không nhỏ vào việc ngăn
ngừa các dư luận xã hội tiêu cực. Không có hiện tượng tâm lý xã hội nào trong
xã hội nào lại khó kiểm soát và điều chỉnh như dư luận. Bởi dư luận có cội
nguồn từ các “thông tin”, vốn dĩ nó là nguồn sống chủ yếu về mặt tinh thần của
con người.
Trên
không gian mạng, sự phức tạp và khó kiểm soát của dư luận là ở chỗ: nó thường
mang nặng tính chất tự phát. Khi một dư luận xã hội tiêu cực nào đó đã lan tỏa
thì theo cấp số nhân, còn việc ngăn chặn nó không phải là chuyện dễ dàng.
Ngày
nay, kẻ địch cũng rất coi trọng thủ đoạn tin đồn, bởi lẽ sử dụng thủ đoạn này
sẽ mang lại hiệu quả to lớn: một mặt nó dễ dàng tận dụng được sự bùng nổ thông
tin để “đạo diễn”. “bịa chuyện”, “dựng chuyện”, tạo các vụ "xì căng đan”
làm cho người ta tin là có thật. Mặt khác chúng khai thác triệt để tâm lý con
người thích tò mò, đưa tin, thích “nói chuyện làm quà”, đặt biệt với nước ta
sản xuất nhỏ, nền kinh tế còn nghèo, trình độ dân trí còn thấp thì bản tính
càng ưa chuộng cái mới lạ, càng tò mò. Đây là một đặc điểm tâm lý mà kẻ địch
lợi dụng khai thác triệt để theo hướng tiêu cực nhằm biến một số quần chúng mất
cảnh giác thành kẻ tuyên truyền không công cho địch.
-
Nội dung biện pháp:
+ Xác định đúng luồng dư luận đang quan
tâm về một nguồn thông tin, sự kiện hiện tượng nào đó xảy ra trong thực tiễn;
+
Cung cấp các thông tin chính thống; Phát huy hiệu quả hoạt động của lực lượng
nòng cốt trên KGM. không để “khoảng trống thông tin” trên internet, mạng xã hội
để các thế lực thù địch, phản động lợi dụng chống phá.
+
Tham gia mạng lưới cộng tác viên trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân
dân tích cực
+
Thường xuyên nắm tình hình tư tưởng, dư luận của quân nhân trong các đơn vị qua
các trang mạng xã hội (các group, trang Facebook, kênh Youtube, blog,...)
+
Phát triển các trang MXH lành mạnh nhằm tuyên truyền bảo đảm bám sát tôn chỉ,
mục đích hoạt động; xây dựng các chuyên mục thông tin chống lại các luận điệu
xuyên tạc, phản động nhằm tạo sự đồng thuận xã hội;
Phát
triển các trang fanpage, group, Facebook, kênh Youtube, blog... tuyên truyền
bảo đảm bám sát tôn chỉ, mục đích hoạt động; xây dựng các chuyên mục thông tin
chống lại các luận điệu xuyên tạc, phản động nhằm tạo sự đồng thuận xã hội;
-
Xây dựng công cụ quản lý, thu thập, phòng ngừa và cảnh báo, dự báo xu hướng dư
luận trên mạng xã hội; xây dựng hệ thống lọc và phát hiện tin tức giả mạo, sai
sự thật, đồng thời đo lường, đánh giá thời gian, mức độ lan truyền, phát tán
thông tin; xây dựng các phương án phối hợp xử lý khủng hoảng truyền thông trên
internet, mạng xã hội cho nhiều lĩnh vực; thiết lập cơ chế phối hợp giữa các
cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị, đặc biệt là lực lượng chuyên trách.
3.
Quản lý tốt hoạt động của quân nhân trên không gian mạng
Đây
là biện pháp cơ bản, quan trọng bởi vì KGM là mảnh đất rất màu mỡ được các thế
lực thù địch, phản động triệt để lợi dụng, chúng coi đây là phương tiện chủ yếu
để chuyển tải, phát tán các thông tin sai trái, thù địch đến đông đảo cán bộ,
đảng viên, mọi tầng lớp nhân dân và quân nhân trong quân đội.
Do
đó, để làm thất bại âm mưu, thủ đoạn nguy hiểm của CTTL trên KGM cần quản lý
chặt chẽ quân nhân khi sử dụng internet (nhất là mạng xã hội như zalo,
facebook…), do đó cần làm tốt một số nội dung sau:
-
Giáo dục nâng cao nhận thức cho quân nhân khi hoạt động trên KGM.
-
Quán triệt và thực hiện nghiêm các quy định về bảo đảm an ninh, an toàn thông
tin khi kết nối Internet ở các đơn vị trong toàn quân.
-
Kịp thời phát hiện và xử lý các lỗ hổng bảo mật thông tin; bảo đảm bí mật quân
sự, không để kẻ thù lợi dụng lấy cắp thông tin.
-
Tăng cường công tác quản lý quân nhân trong các hoạt động trên KGM đảm bảo tuân
thủ pháp Luật An ninh mạng, các quy định của Quân đội, của đơn vị khi tham gia
mạng xã hội. Thực hiện quan điểm “sử dụng công nghệ để quản lý, kiểm soát công
nghệ”; xây dựng các giải pháp kỹ thuật nhằm tăng cường tính chủ động trong công
tác này.
4.
Bồi dưỡng cho quân nhân kỹ năng nhận diện và đấu tranh chống hoạt động CTTL
trên không gian mạng
Đây
là biện pháp kỹ thuật chủ yếu để biết được thông tin chính thống và thông tin
giả mạo từ đó làm thất bại hoạt động CTTL của các thế lực thù địch trên KGM.
Do
đó, thực hiện biện pháp này cần tiến hành các nội dung sau:
-
Bồi dưỡng cho bộ đội biết nhận diện cơ sở nguồn tin. Xem thông tin đó đến từ
nguồn nào, nếu đến từ một người lạ, thông tin không rõ ràng cần cảnh giác, có
thể xem mục giới thiệu để kiểm tra.
Đối
với các website: kiểm tra tên miền của trang mạng đăng tải thông tin. Thường
nguồn phát của thông tin xuyên tạc, giả mạo thường là những trang mạng có tên
miền nước ngoài (.com, .org), không có đuôi tên miền Việt Nam “.vn”. Các trang
mạng chính thống của cơ quan tổ chức Nhà nước có tên miền quốc gia “.vn” và có
địa chỉ, thông tin đăng ký cụ thể rõ ràng trên trang.
Đối
với các trang mạng xã hội của các cơ quan, tổ chức chính thống, thường đã được
đăng ký với nhà cung cấp dịch vụ và được cung cấp dấu bản quyền (tích xanh). Do
đó, nên quan sát và phân biệt rõ các trang mạng xã hội chính thống và các trang
giả mạo.
-
Bồi dưỡng cho bộ đội kiểm tra tác giả, đọc kỹ nội dung để suy ngẫm xác định
thông tin thật hay giả.
Theo
đó, tin tức giả hay bị lỗi chính tả hoặc có bố cục lộn xộn, các hình ảnh, video
trong tin giả thường bị chỉnh sửa, cắt ghép, thay đổi nội dung, ngày tháng của
sự kiện thường bị thay đổi. Tìm các tin, bài viết trên các trang chính thống,
uy tín có nội dung tương tự để đối chiếu hoặc xin sự tham vấn của các chuyên
gia trên từng lĩnh vực.
-
Xây dựng hệ thống phần mềm lọc và phát hiện tin tức giả mạo, sai sự thật, đồng
thời đo lường, đánh giá thời gian, mức độ lan truyền, phát tán thông tin.
-
Bồi dưỡng cho quân nhân đấu tranh, vạch trần ý đồ làm sai lệch thông tin, vạch
trần tính chất nguy hiểm của kẻ thù trên KGM.
KẾT
LUẬN
Chống
lại sự công phá của CTTL trên KGM là vấn đề phức tạp, khó khăn cuộc chiến giữa
người ngoài sáng và kẻ trong tối, kẻ ẩn danh để dành giật, chiếm lĩnh từng khối
óc, con tim của mỗi con người.
Vì
vậy, để góp phần làm thất bại CTTL mà các thế lực thù địch đang ngày đêm chống
phá Đảng, Nhà nước, Quân đội ta trên KGM thì luôn lúc nào hết, mỗi cán bộ,
chiến sĩ trong Quân đội cần giữ vững và nâng cao bản lĩnh chính trị, không
ngừng nghiên cứu, học tập, cập nhật những vấn đề lý luận và thực tiễn để có nền
tảng lý luận vững vàng, luôn tỉnh táo, nhận diện chính xác, cảnh giác cao độ,
ra tay đấu tranh đúng lúc, chính xác làm cho nó dần dần không còn đất sống trên
KGM hiện nay./.
TÀI
LIỆU THAM KHẢO
[1].
Tạ Quang Đàm, (2022), Chiến tranh tâm lý trên mạng – Vũ khí hủy diệt thời
internet, Báo QĐND online (https://www.qdnd.vn/quoc-phong-an-ninh/xay-dung-quan-doi/chien-tranh-tam-ly-tren-mang-vu-khi-huy-diet-thoi-dai-internet-683165)
[2].
Thái Thị Duy Quyên, (2020), Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh
phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng,
Tạp chí Cộng sản, Hà Nội.
[3].
Nguyễn Thành, (2020), Đánh lận bản chất, gây “chiến tranh tâm lý”, báo Công an
nhân dân.
[4].
Mạnh Thắng, Hữu Dương, (2016), Vũ khí nào giúp “chiến tranh tâm lý” ảnh hưởng
tới cả trăm nghìn người, Báo Pháp luật Việt Nam.
[5].
Đỗ Mạnh Tôn, (2011), Chiến tranh tâm lí trong chiến tranh thông tin và những
biện pháp đối phó, Tạp chí Lý luận Chính trị.
[6].
Báo ANTV online (https://www.antv.gov.vn/tin-tuc/phap-luat/the-luc-phan-dong-loi-dung-dich-covid19-de-chong-pha-309100.html)
[1] Thái Thị Duy Quyên, (2020), Bảo vệ nền
tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch
trên không gian mạng, Tạp chí Cộng sản, Hà Nội.
[2] Đỗ Mạnh Tôn, (2011), Chiến
tranh tâm
lí trong chiến tranh thông tin và những
biện pháp
đối phó, Tạp chí Lý luận Chính trị.
[3] Nguồn:
Báo ANTV online
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét