Tham nhũng xuất hiện từ khi có
giai cấp, nhà nước và tồn tại ở các chế độ chính trị khác nhau. Bản chất của
tham nhũng luôn gắn liền với quyền lực chính trị, quyền lực kinh tế mà không phụ
thuộc vào bất cứ chế độ chính trị hay đảng phái nào. Ngày nay, tham nhũng là
căn bệnh phức tạp, hoành hành trên nhiều lĩnh vực, gây ra những hậu quả nghiêm
trọng ở các quốc gia với các chế độ xã hội khác nhau. Vì lẽ đó, đấu tranh chống
tham nhũng được nhiều nước quan tâm, thực hiện quyết liệt với các hình thức, biện
pháp đa dạng, linh hoạt. Song, đây cũng là quá trình khó khăn, lâu dài và gian
nan, không thể nôn nóng. Từ thực trạng tham nhũng ở các quốc gia trên thế giới;
sự tham gia, vào cuộc mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế, khẳng định rõ Việt Nam đẩy
mạnh công tác phòng, chống tham nhũng (phòng chống tham nhũng), tiêu cực vừa là
yêu cầu tất yếu của sự phát triển đất nước, vừa là cam kết của Việt Nam với cộng
đồng quốc tế trong thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng.
Bất chấp những thành tựu đạt được
trong công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam thời gian qua được
nhân dân và cộng đồng quốc tế ghi nhận, với dã tâm thâm độc, nham hiểu, âm mưu
chống phá đến cùng, thái độ hằn học mà các thế lực thù địch, phản động không từ
bỏ thủ đoạn nào để xuyên tạc, suy diễn vô căn cứ, bóp méo sự thật về công tác phòng
chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam. Chúng đã nhắm mắt làm ngơ trước những điều
tốt đẹp mà Ðảng, Nhà nước và nhân dân ta đạt được. Với luận điệu trơ tráo, lố bịch,
các thế lực thù địch cố tình dùng mọi thủ đoạn để thực hiện mưu đồ xấu xa;
xuyên tạc về công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam. Lợi dụng
công nghệ truyền thông, mạng xã hội và sự thiếu thông tin, hiểu biết của một bộ
phận người dân để lập các trang web, đăng tải tin, video clip với nội dung
xuyên tạc, bôi đen, gán ghép, dựng chuyện và cho rằng tham nhũng ở Việt Nam
đang xảy ra ở khắp mọi nơi, ngõ ngách. Với những nhận định và kết luận vô căn cứ
mang tính xuyên tạc, kích động, gây tâm lý bất ổn trong nhân dân; sự hoài nghi
về các chủ trương, quyết sách của Đảng về phòng chống tham nhũng, tiêu cực nhằm
làm xói mòn niềm tin của nhân dân đối với Đảng, chúng dẫn dắt dư luận, gây tâm
lý hoài nghi, dao động, tạo cớ, kích động và tạo sự đối lập, bất ổn từ bên
trong và xa hơn là phá hoại, xóa bỏ chủ nghĩa xã hội (XHCN) ở Việt Nam.
Nguy hiểm hơn, các thế lực thù địch
tung ra luận điệu, tham nhũng là bản chất của chế độ XHCN, là căn bệnh nan y của
“chế độ độc đảng cầm quyền”; một đảng không thể chống được tham nhũng; do đảng
cầm quyền độc đoán cai trị nên tình trạng tham nhũng tất yếu xảy ra, rồi đi đến
quy chụp tham nhũng là “do chế độ độc đảng cầm quyền”. Chúng suy diễn rằng, còn
Đảng Cộng sản độc quyền lãnh đạo thì còn tham nhũng và ngày càng táo tợn, trầm
trọng hơn. Rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam không thể đấu tranh chống tham nhũng vì
Đảng cũng suy thoái; là sự phân chia quyền lực, là các trận đấu giữa băng này với
nhóm kia trong hệ thống chính trị, trong hệ thống công quyền...
Chúng còn lớn tiếng hô hào, “chỉ tự
do chính trị mới giúp Việt Nam chống được tham nhũng” và công tác phòng chống
tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam chỉ là mị dân; càng chống tham nhũng thì tham
nhũng càng gia tăng vì không có dân chủ; căn nguyên của tham nhũng là do Đảng đứng
trên pháp luật... Từ đó, chúng kêu gọi muốn chống tham nhũng thì phải thay đổi
chế độ, phải đa nguyên, đa đảng, phải thực hiện “xã hội dân sự”.
Với âm mưu cực kỳ tinh vi, xảo quyệt
hòng thúc đẩy nhanh các biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ với
mưu đồ “phi chính trị hóa” quân đội, các thế lực thù địch, phản động lợi dụng
việc xử lý kỷ luật những cán bộ, đảng viên vi phạm, gây hậu quả nghiêm trọng,
nhất là sau các vụ việc ở Bộ tư lệnh Cảnh sát biển và Học viện Quân y, các phần
tử xấu đã thổi phồng, vơ đũa cả nắm với luận điệu cho rằng, tham nhũng xảy ra ở
toàn quân.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét