(Hãy comments để được hỗ trợ đầy đủ)
I. ĐẶT VẤN
ĐỀ
Với
tính cách là phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử phương thức sản xuất biểu
thị cách thức con người thực hiện quá trình sản xuất vật chất ở những giai đoạn
lịch sử nhất định của xã hội loài người. Dưới sự vận động của lịch sử loài
người, cũng như sự vận động của mỗi xã
hội cụ thể, sự thay đổi về phương thức sản xuất bao giờ cũng là sự thay đổi có
tính chất cách mạng. Trong sự thay đổi đó, các quá trình kinh tế, xã hội được
chuyển sang một chất mới. Phương thức sản xuất là cái mà nhờ nó người ta có thể
phân biệt được sự khác nhau của những thời đại kinh tế khác nhau. Mà phương
thức sản xuất chính là sự thống nhất giữa lực lượng sản xuất ở một trình độ
nhất định và quan hệ sản xuất tương ứng. Đó cũng chính là quy luật quan hệ sản
xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
Do
vậy, quy luật trên trước hết là quy luật kinh tế nhưng hơn thế nữa nó còn là
quy luật cơ bản nhất của toàn bộ đời sống xã hội của lịch sử nhân loại bởi vì
nó là quy luật của bản thân phương thức sản xuất. Sự tác động của quy luật này
dẫn tới sự thay đổi của phương thức sản xuất và kéo theo sự thay đổi cua toàn
bộ đời sống xã hội.
Với
những lý do trên, quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ
phát triển của lực lượng sản xuất có ý nghĩa hết sức to lớn. Tuy nhiên, việc
nắm bắt được quy luật này không phải là đơn giản, nhận biết được một quan hệ
sản xuất có phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
hay không hoàn toàn phải phụ thuộc vào thực tiễn của sản xuất và kinh nghiệm
bản thân. Với những chính sách, đường lối và chủ trương đúng đắn, nắm bắt tốt
quy luật của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế, đặc biệt là kinh tế nhiều thành
phần đã phát triển mạnh mẽ, đưa nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu phát
triển thành nước sản xuất nông nghiệp tiên tiến; góp phần đẩy nhanh nền kinh tế
nước nhà đi sang một hướng khác, sánh vai cùng các nước trong khu vực và trên
thế giới.
II- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
A/
KHÁI NIỆM VỀ LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT VÀ QUAN HỆ SẢN XUẤT:
1/
Lực lượng sản xuất:
Để
tiến hành sản xuất thì con người phải dùng các yếu tố vật chất và kỹ thuật nhất
định. Tổng thể các nhân tố đó là lực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất biểu
hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên. Nghĩa là trong quá trình thực
hiện sản xuất xã hội con người chinh phục tự nhiên bằng các sức mạnh hiện thực
của mình sức mạnh đó được chủ nghĩa duy vật lịch sử khái quát trong khái niệm
lực lượng sản xuất. Trình độ lực lượng sản xuất
biểu hiện trình độ chinh phục tự nhiên của con người. Lực lượng sản
xuất nói lên năng lực thực tế của con
người trong quá trình sản xuất tạo nên của cải cho xã hội đảm bảo sự phát triển
của con người.....
III/ KẾT
LUẬN VÀ GIẢI PHÁP
1/ KẾT LUẬN:
Quy
luật của quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất là quy luật hết sức phổ biến. Tuy nhiên không phải bất cứ lúc
nào cũng có sự phù hợp đó. Do vậy, phải nắm bắt tốt quy luật chúng ta có thể áp
dụng vào từng trường hợp cụ thể. Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ
lực lượng sản xuất còn là quy luật phổ biến trong toàn bộ tiến trình lịch sử
nhân loại. Sự thay thế phát triển đi lên của lịch sử loài người từ chế độ công
xã nguyên thuỷ qua chế độ chiếm hữu nô lệ, chế độ phong kiến, chế độ tư bản chủ
nghĩa và đến xã hội cộng sản tương lai là do sự tác động của hệ thống các quy
luật xã hội, trong đó quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển
của lực lượng sản xuất là quy luật cơ bản nhất. Lực lượng sản xuất là nhân tố
thường xuyên biến đổi, ngược lại quan hệ sản xuất lại thường có tính ổn định
song sự ổn định đó chỉ là tạm thời và cũng cần có sự thay đổi cho phù hợp. Nếu
quan hệ sản xuất không có những sự thay đổi cho phù hợp thì nó sẽ kìm hãm sự
phát triển của sản xuất.
Như
vậy, trong việc xác lập hoàn thiện, thay đổi quan hệ sản xuất cần phải căn cứ
vào thực trạng của các lực lượng sản xuất hiện có về mặt tính chất và trình độ
của chúng (đây là cơ sở lý luận trực tiếp của việc xác định cơ cấu kinh tế
nhiều thành phần ở nước ta hiện nay của quá trình cải cách của các doanh nghiệp
nhà nước hiện nay).
2/ GIẢI PHÁP:
Cải
tạo xã hội chủ nghĩa phải luôn luôn thấu suốt đặc điểm của quá trình tiến từ
sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa là quan hệ sản xuất và lực lượng
sản xuất luôn luôn gắn bó với nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển. Phải coi
trọng những hình thức kinh tế trung gian, quá độ từ thấp lên cao, từ quy mô nhỏ
lên quy mô lớn. Trên mỗi bước đi phải đẩy mạnh xây dựng cơ sở vật chất kỹ
thuật, tạo ra lực lượng sản xuất mới trên cơ sở đó tiếp tục đưa quan hệ sản
xuất lên hình thức, quy mô thích hợp để cho lực lượng sản xuất phát triển.
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
-
Giáo
trình triết học Mác-LêNin (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia).
-
Tạp
trí triết học (2002).
- (1) Báo Lao Động Thủ đô.
2 nhận xét:
Chủ đề hay
ok
Đăng nhận xét