kllvobi.blogspot.com - Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài
hòa giữa truyền thống nhân ái của dân tộc Việt Nam với tinh hoa văn hóa đạo đức
nhân loại. Đạo đức do Chủ tịch Hồ Chí
Minh đề xướng là nền đạo đức mới, đạo đức cách mạng. Nội dung cốt lõi tư tưởng
đạo đức của Người không phải vì danh lợi cá nhân mà vì lợi ích chung của giai
cấp công nhân, của dân tộc, của nhân dân lao động nhằm mục đích xây dựng xã hội
Việt Nam dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng văn minh. Không những đề ra tư
tưởng đạo đức cách mạng, bản thân Hồ Chí Minh là người thực hiện trước nhất,
đầy đủ nhất những tư tưởng đạo đức đó. Trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc,
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, các thế hệ cán bộ, đảng viên một lòng, một dạ chiến
đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc nhân dân là do Đảng ta
luôn chăm lo giáo dục rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên theo tư
tưởng Hồ Chí Minh.
Tuy nhiên, hiện nay có một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau, ngày càng nghiêm trọng. Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương khóa XI của Đảng thẳng thắn chỉ rõ: "Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc. Những hiện tượng này nếu không được ngăn chặn, đẩy lùi sẽ là nguy cơ thách thức đối với sự tồn vong của Đảng và chế độ. Có nhiều nguyên nhân của tình trạng trên, trong đó có nguyên nhân quan trọng là trước hoàn cảnh, điều kiện mới của lịch sử, chúng ta chưa chú trọng giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh, coi đó là sự định hướng chuẩn mực đạo đức của cán bộ, đảng viên trong tình hình mới. Chính vì vậy Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương khóa XI xác định đẩy mạnh cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là một giải pháp ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên hiện nay.
Suy thoái về
đạo đức, lối sống là sự phai nhạt dần lý tưởng đạo đức cách mạng, sa sút dần về
các chuẩn mực đạo đức cách mạng, xuống cấp về lối sống làm mất dần đi đạo đức
cách mạng của người cán bộ, đảng viên dẫn tới thoái hóa, biến chất về đạo đức
lối sống cách mạng.
Biểu hiện sự suy thoái về đạo đức, lối sống. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn
để tham nhũng. Thiếu niềm tin vào các cấp, nghi ngờ vai trò lãnh đạo của Đảng,
phai nhạt lý tưởng cách mạng, dao động về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội;
không làm tròn nhiệm vụ người đảng viên. Nhiều người không còn là “Đảng viên đi
trước, làng nước theo sau”. Sống buông thả, ngại học tập, phấn đấu, rèn luyện.
Có nhiều người sa vào tệ nạn xã hội liên quan đến ma túy, cờ bạc, rượu chè, số đề, buôn lậu...; tha hóa trong
các quan hệ gia đình, vợ chồng, quan hệ xã hội. Suy thoái về về đạo đức, lối sống
thường gắn liền với suy thoái về tư tưởng chính trị; hai mặt này có quan hệ hữu
cơ, tác động qua lại lẫn nhau trong cả nhận thức, động cơ, thái độ và hành vi của
mỗi cá nhân. Thường thì suy thoái về đạo đức, lối sống xuất hiện trước và dễ nhận
thấy. Sự suy thoái về đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng
viên trực tiếp làm suy yếu Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức. Suy thoái về đạo
đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên có ảnh hưởng rất lớn đến cán bộ các cấp, đến đội ngũ đảng viên và
toàn thể nhân dân, làm cho toàn bộ hệ thống chính trị suy thoái theo. Suy thoái
về đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên gây hậu quả đối
với xây dựng, củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội
chủ nghĩa. Sự suy thoái về đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên là cơ hội
để các thế lực thù địch khoét sâu, thúc đẩy “tự biễn biến”; “tự chuyển hóa”,
phá hoại sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Nội dung gắn học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh với đấu tranh chống suy thoái về đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng
viên bao gồm:
Gắn học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh với đấu
tranh chống suy thoái về đạo đức, lối sống trong gương mẫu, tự giác rèn luyện,
trao dồi phẩm chất đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư;
khắc phục bệnh cá nhân; không làm những việc trái với quy định của Đảng, xa rời
bản chất của người đảng viên cộng sản. Không làm ăn phi pháp và kiên quyết đấu
tranh chống tham nhũng và các biểu hiện tiêu cực trong xã hội.
Gắn học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh với đấu
tranh chống suy thoái về đạo đức, lối sống trong việc học tập, rèn luyện, nâng
cao trình độ kiến thức, năng lực công tác, phẩm chất chính trị, đạo đức cách
mạng, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, cục bộ, quan liêu, tham nhũng;
khắc phục tình trạng lười học tập, lười suy nghĩ, không thường xuyên tiếp thu
những thông tin mới và tình trạng học cốt chỉ lấy bằng cấp, để vinh thân, phì
gia và các biểu hiện tiêu cực khác.
Gắn học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh với đấu
tranh chống suy thoái về đạo đức, lối sống trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ
của cán bộ, đảng viên. Vấn đề này thể hiện ở chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh
chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật Nhà nước, hoàn
thành tốt nhiệm vụ được giao, phục tùng tuyệt đối sự phân công của tổ
chức...Gương mẫu thực hiện nghị quyết và chấp hành sự phân công của chi bộ,
đảng bộ, tích cực tuyên truyền vận động nhân dân và gia đình chấp hành nghiêm
chỉnh đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các chủ trương của
đảng bộ, chi bộ đề ra.
Gắn học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh với đề cao trách nhiệm của đảng viên đóng góp tích cực vào xây dựng
đảng bộ, chi bộ trong sạch vững mạnh, không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo và
sức chiến đấu. Vấn đề này thể hiện ở thường xuyên rèn luyện ý thức tổ chức kỷ
luật, tự giác đặt mình trong sự quản lý của chi bộ, tham gia đầy đủ các kỳ sinh
hoạt chi bộ, tuân thủ kỷ luật Đảng. Thực hiện nghiêm túc chế độ tự phê bình và
phê bình. Ra sức chăm lo giữ gìn đoàn kết nội bộ trên cơ sở trên cơ sở đường
lối, chính sách của Đảng. Nghiêm khắc với những nhận thức mơ hồ lệch lạc, mơ hồ
về đạo đức cách mạng của bản thân. Giúp
đồng chí nhận rõ và khắc phục những nhận thức tư tưởng không đúng. Phê phán bác
bỏ những quan điểm sai trái thù địch, phần tử bất mãn, cơ hội. Khắc phục tình
trạng phê bình một cách chiếu lệ, hình thức, nể nang, xuê xoa trong phê bình,
lợi dụng phê bình để vu cáo, đả kích cá nhân, gây rối nội bộ đấu tranh chống
suy thoái về đạo đức, lối sống trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ của cán bộ,
đảng viên.
Thường xuyên quan tâm giáo dục, rèn luyện đội ngũ cán bộ chủ chốt thực sự vững
vàng, trong sáng về phẩm chất đạo đức, lối sống là tấm gương tiêu biểu ở mỗi cơ
quan, đơn vị trong việc học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh và đấu tranh chống suy thoái về đạo đức, lối sống.
Thực tiễn đã chứng tỏ, nếu cán bộ chủ chốt có bản lĩnh chính trị vững vàng,
có năng lực giáo dục, tuyên truyền tốt, thường xuyên, tích cực phê phán những
quan điểm, tư tưởng sai trái, lệch lạc, thì chắc chắn tình hình chính trị, tư
tưởng trong cơ quan, đơn vị sẽ tốt lên rất nhiều, hiện tượng suy thoái về tư tưởng
chính trị sẽ rất khó trở nên nghiêm trọng. Vì vậy, nâng cao phẩm chất, năng lực
của đội ngũ cán bộ chủ trì thực sự là tấm gương về đạo đức là vấn đề trung tâm, then chốt của gắn học tập và làm theo tư
tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh với đấu tranh chống suy thoái về đạo đức,
lối sống trong cán bộ, đảng viên. Cấp ủy viên, cán bộ chủ trì phải có đủ phải
có đủ tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức, cách mạng, lối sống lành mạnh;
chấp hành nghiêm chỉnh nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng, kỷ luật của Đảng
và pháp luật Nhà nước; có kiến thức và năng lực tham gia lãnh đạo tập thể, hoàn
thành tốt nhiệm vụ được giao, đoàn kết cán bộ,
đảng viên, được nhân dân tín nhiệm. Đặc biệt coi trọng giáo dục, rèn luyện để
cán bộ chủ chốt thật sự là tấm gương tiêu biểu về phẩm chất chính trị, đạo đức,
lối sống trong cơ quan, đơn vị. Theo đó phải coi trọng việc quản lý chặt chẽ,
toàn diện cán bộ chủ chốt cả về tư tưởng chính trị, đạo đức và lối sống.
CTTH
0 nhận xét:
Đăng nhận xét