Các
nỗ lực của hai xuồng tên lửa Indonesia nhằm đánh chìm một tàu bia bằng các tên
lửa Trung Quốc đều thất bại.
Tên lửa C-705 (indiandefensenews.in) |
Trong
cuộc tập trận Armada Jaya XXXIV/2016 đang diễn ra ở biển Java của Hải quân
Indonesia, cả 2 quả tên lửa chống hạm C-705 đều không diệt được mục tiêu.
Ngày 14/9/2016, với sự chứng kiến của Tổng thống Indonesia, ông Joko Widodo,
các xuồng tên lửa KRI Clurit (641) và KRI Kujang (642) lớp KCR-40 đã phóng mỗi
tàu 1 quả tên lửa chống hạm C-705 do Trung Quốc sản xuất vào một tàu Karimata
(960) đã bị giải nhiệm. Khi phóng từ tàu Clurit, tên lửa đã không phóng đi theo
lệnh của sĩ quan điều khiển, sau đó 5 phút lại tự bay đi, nhưng không bắn trúng
mục tiêu. Từ tàu Kujang, tên lửa xuất phát bình thường, nhưng nửa đường thì
chệch hướng và rơi xuống biển. Trước đó, vào năm 2014, các tên lửa C-705 khi
phóng từ chính các xuồng tên lửa này lại cho kết quả trúng đích 95%.
Cũng trong cuộc tập trận này, Hải quân
Indonesia sẽ sử dụng tên lửa chống hạm С-802 cũng do Trung Quốc sản xuất. Nếu
các tên lửa này cũng sẽ gặp vấn đề thì điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến kế hoạch
của Bộ Quốc phòng tăng cường mua sắm vũ khí Trung Quốc trong năm nay.
Các xuồng tên lửa Clurit (641) và Kujang (642) (militermeter.com) |
Họ tên lửa hành trình C-705 do Tổng công
ty Công nghiệp hàng không-vũ trụ Trung Quốc (CASIC) giới thiệu vào tháng
10/2008, bên ngoài giống với tên lửa chống hạm C-602 (YJ-62), nhưng có trọng
lượng và kích thước nhỏ hơn. C-705 có thể phóng từ mặt đất, tàu nổi và máy bay,
có thể được lắp đầu tìm module với các biến thể radar, truyền hình và ảnh hồng
ngoại.
C-705 có trọng lượng phóng 320 kg, phần
chiến đấu bán xuyên-nổ phá định hướng 110 kg, tầm bắn 140 km, trang bị động cơ
turbine phản lực và động cơ khởi tốc tên lửa nhiên liệu rắn.
Mỗi xuồng tên lửa lớp KCR-40 có thể mang
đến 4 quả C-705.Cuộc tập trận Armada Jaya XXXIV/2016 với sự tham gia của 39
tàu, 8 máy bay, các hệ thống rocket phóng loạt, xe bọc thép lội nước và
gần 7.000 quân khai mạc ngày 9/9 và sẽ kéo dài đến cuối tháng 9/2016.
Hiệp định sản xuất theo giấy phép tại
Indonesia các tên lửa C-705 được Trung Quốc và Indonesia ký vào đầu năm 2012.
Dự kiến, Công ty công nghiệp hàng không PT Dirgantara Indonesia sẽ triển khai
sản xuất tên lửa vào năm 2017-2018. Tên lửa này sẽ là vũ khí chính của lớp
xuồng tên lửa KSR-40. Hải quân Indonesia đã mua 40 quả C-705 hoàn chỉnh từ
Trung Quốc.
Năm 2014, có tin phía Trung Quốc đã nêu
vấn đề thay đổi điều kiện của hợp đồng sản xuất theo giấy phép C-705 khi biết
Indonesia đã chào bán C-705 cho các nước thứ ba.
Hiệp định sản xuất theo giấy phép tại Indonesia
các tên lửa C-705 được Trung Quốc và Indonesia ký vào đầu năm 2012. Dự kiến,
Công ty công nghiệp hàng không PT Dirgantara Indonesia sẽ triển khai sản xuất
tên lửa vào năm 2017-2018. Tên lửa này sẽ là vũ khí chính của lớp xuồng tên lửa
KSR-40. Hải quân Indonesia đã mua 40 quả C-705 hoàn chỉnh từ Trung Quốc.
Sau khi bắt đầu sản xuất loạt theo
giấy phép, Indonesia sẽ vẫn phụ thuộc vào nguồn cung các linh kiện tên lửa phức
tạp nhất từ Trung Quốc.
Trước đó, Trung Quốc đã chuyển giao giấy
phép sản xuất tên lửa chống hạm C-805 (YJ-85) kèm theo quyền xuất khẩu sang
nước thứ ba.
Nếu hợp đồng sản xuất C-705 được thực
hiện, Indonesia sẽ tiếp bước Iran, nước cũng đang sản xuất tên lửa Trung Quốc
theo giấy phép. Iran đang sản xuất các tên lửa C-701 và C-704 với tên gọi tương
ứng là Kowsar và Nasr-1.
Theo vietnamdefence.com
0 nhận xét:
Đăng nhận xét