CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI BLOG GIỮ TRỌN LỜI THỀ

Thứ Năm, 10 tháng 11, 2016

Âm mưu lợi dụng tự do tín ngưỡng, tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam

kllvobi.blogspot.com - Trong những năm gần đây, cùng với việc chống phá cách mạng Việt Nam trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, tư tưởng - văn hoá nhằm vào sự tồn vong của chế độ chính trị, vào nền tảng tư tưởng của chủ nghĩa xã hội ở nước ta, các thế lực thù địch còn đặc biệt quan tâm lợi dụng vấn đề tự do tín ngưỡng, tôn giáo để chống phá cách mạng Việt Nam.
Lợi dụng tự do tín ngưỡng, tôn giáo là âm mưu thâm độc của các thế lực thù địch
Hiện nay, các thế lực thù địch đang tập trung chống phá ta về tự do tín ngưỡng tôn giáo trên các mặt chính sau đây:
Một là, chúng tìm mọi cách thông qua các đạo luật, nghị quyết, nhằm lợi dụng tự do tín ngưỡng, tôn giáo, lợi dụng dân chủ, nhân quyền và quốc tế hoá vấn đề tôn giáo để can thiệp, chống phá Việt Nam.
Tháng 10 năm 1998, Quốc hội Mỹ đã cho ra đời Đạo luật HR2431 -Đạo luật tự do tôn giáo quốc tế” và thành lập “Uỷ ban tự do tôn giáo quốc tế Hoa Kỳ” thông qua đó can thiệp vào các nước, trong đó có Việt Nam. Theo Đạo luật này, Mỹ được phép áp dụng 7 biện pháp chế tài, 8 biện pháp ngoại giao cụ thể để trừng phạt các nước bị coi là vi phạm t do tôn giáo.
Tháng 8 năm 2000, Mỹ thông qua quỹ Tet Tunner và Liên Hợp Quốc tổ chức “Hội nghị thượng đỉnh tôn giáo thế giới” và mời số phản động cực đoan trong tôn giáo Việt Nam tham dự.
Tháng 9 năm 2001, Hạ viện Mỹ thông qua hiệp định Thương mại           Việt - Mỹ kèm theo Đạo luật HR2368 của Quốc hội Mỹ: “Đạo luật nhân quyền cho Việt Nam”.
Hai là, chúng xúi dục, kích động số phần tử phản động trong tôn giáo người Việt ở nước ngoài tổ chức các hoạt động chống phá về tự do tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam.
Ngày 10 tháng 5 năm 2001, nhân cuộc họp hàng năm của cái gọi là“Uỷ ban Quốc tế tự do Tôn giáo cho Việt Nam” của số người Việt lưu vong ở Mỹ, Tổng thống Busơ đã gửi thư đến cuộc họp này: “Tôi ca ngợi tất cả các quí vị trong nỗ lực thành lập một nền dân chủ và tự do tôn giáo tại Việt Nam”.
Ngày 31 tháng 01 năm 2001, 48 dân biểu cực đoan Mỹ đã gửi tới “Uỷ ban tuyển chọn giải Nôben Hoà bìnhđề cử Hoà thượng Thích Quảng Độ và linh mục Nguyễn Văn Lý vào danh sách ứng viên năm 2002. Đây chính là hai chức sắc cực đoan tiêu biểu trong Phật giáo và Công giáo ở nước ta.
Ba là, hỗ trợ, kích động và chỉ đạo số cực đoan, phản động trong tôn giáo ở trong nước hoạt động chống phá. Chúng thông qua một số chức sắc tôn giáo cực đoan chỉ đạo cho Nguyễn Văn Lý, Thích Huyền Quang, Thích Quảng Độ, Lê Quang Liêm ra các lời kêu gọi chống lại Đảng và Nhà nước ta. Đặc biệt, tại nhà thờ Nguyệt Biều, An Truyền, Huế chúng lợi dụng Nguyễn Văn Lý để kích động, xô đẩy giáo dân trực tiếp đối đầu với chính quyền sở tại, gây mất ổn định chính trị xã hội (tháng 11 năm 2001 và tháng 5 năm 2002).  Được sự chỉ đạo và hỗ trợ của các thế lực thù địch Phương Tây, một số tên phản động trong đạo Cao Đài đã viết và phát tán nhiều tài liệu phản động chống Đảng và Nhà nước, đòi đưa những tên cực đoan lên nắm quyền và phối hợp với số phản động trong đạo Cao Đài ở hải ngoại đđẩy mạnh hoạt động chống đối. Những hoạt động cụ thể nói trên gây bất hòa giữa tín đồ với chính quyền các cấp và phương hại đến lợi ích chung của dân tộc và chế độ xã hội.
Bốn là, lợi dụng vấn đề tôn giáo, kích động tự do tôn giáo gây ra bạo loạn chính trị và các điểm nóng tôn giáo. Đây là loại hoạt động mang tính điển hình trong thời gian gần đây, nhất là ở những vùng trọng điểm như Tây Nguyên, Tây Bắc. Chỉ tính từ năm 2001 đến nay, ở Tây Nguyên đã xảy ra 2 vụ bạo loạn chính trị lớn với hàng chục ngàn người tham gia (tháng 02 năm 2001 và tháng 4 năm 2004). Gần đây nhất là vụ bạo loạn ở Mường Nhé, Điện Biên, ngày 30 tháng 4 năm 2011 với quy mô khoảng 3.000 người gắn với mưu đồ xúi bẩy, kích động thành lập "Vương quốc Mông tự trị". Vụ linh mục Lý ở nhà thờ Nguyệt Biều, An Truyền, Huế trương khẩu hiệu “Tự do tôn giáo hay là chết” cũng là một trường hợp điển hình. Còn trong Phật giáo Hoà Hảo: Sau sự kiện ngày 05 tháng 8 năm 2005, công an Đồng Tháp và An Giang triển khai lệnh bắt khẩn cấp 3 đối tượng gây rối trật tự công cộng gồm Trần Văn Út, Nguyễn Văn Điền, Tô Văn Mãnh thì Trần Văn Út tẩm xăng tự thiêu. Tiếp sau đó là vụ một tín đồ Phật giáo Hoà Hảo tại phường 3 quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh tự thiêu, thì Lê Quang Liêm và một nhóm người xấu trong tôn giáo nói trên kêu gọi mọi người phát tán tờ rơi đòi tự do tôn giáo, ủng hộ tự thiêu và lật đổ chính quyền.
Năm là, lợi dụng vấn đề dân tộc kết hợp với vấn đề tôn giáo để chống  phá. Lợi dụng vấn đề dân tộc chống phá cách mạng nước ta, các thế lực thù địch đã và đang tập trung kích động, chia rẽ dân tộc, kích động tư tưởng dân tộc hẹp hòi, lôi kéo lực lượng đòi ly khai và triệt để sử dụng bọn Fulro. Với âm mưu thành lập cái gọi là “Vương quốc Mông tự trị” ở khu vực biên giới phía Bắc, và tạo ra một kỳ vọng về một quá khứ oai hùng trong lịch sử của họ. Tương tự như vậy là vấn đề phục hồi “Vương quốc Chăm độc lập” ở Nam Trung bộ; vấn đề “Khơme Krôm” ở Tây Nam bộ; vấn đề Tin lành Đề Ga trong âm mưu thành lập cái gọi là“Nhà nước Đề ga độc lập” ở Tây Nguyên...
Sáu là, lợi dụng các hoạt động từ thiện, nhân đạo để chống phá cách mạng Việt Nam. Theo báo cáo của Ban Tôn giáo chính phủ hiện có hơn 90 tổ chức phi chính phủ nước ngoài đang thực hiện các dự án tại Việt Nam là tổ chức phi chính phủ tôn giáo và có liên quan đến tôn giáo1. Tuy nhiên, bên cạnh những hoạt động tôn giáo thuần túy là chủ yếu thì vẫn có những tổ chức hoặc cá nhân trong một số tổ chức đó bị lợi dụng vào các hoạt động chính trị. Thông qua các tổ chức phi chính phủ, một mặt Mỹ và một số nước phương Tây thực hiện các hoạt động từ thiện, nhân đạo giúp đỡ Việt Nam; mặt khác họ lợi dụng tôn giáo hỗ trợ cho các hoạt động ngầm chống Việt Nam.
Thực tế cho thấy cuộc đấu tranh trên cho thấy, chống âm mưu và hoạt động lợi dụng tôn giáo đang đặt ra thật sự cấp bách. Cuộc đấu tranh này không chỉ quan hệ đến sự tồn vong của chế độ chính trị và Nhà nước xã hội chủ nghĩa ở nước ta mà nó còn tác động trực tiếp đến sự ổn định chính trị, đến sự nghiệp đổi mới vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng và văn minh. Chính vì vậy mà trong cuộc đấu tranh chống âm mưu và hoạt động lợi dụng tôn giáo hiện nay cần phải chú ý một số vấn đề sau đây:
Một là, phải nhận thức rõ âm mưu thâm độc của các thế lực thù địch trong việc lợi dụng vấn đề tôn giáo mà cụ thể là chiêu bài lợi dụng tự do tôn giáo, tín ngưỡng từ đó nâng cao tinh thần cảnh giác, kịp thời đấu tranh có hiệu quả với mọi âm mưu và hoạt động chống phá của chúng.
Cuộc đấu tranh chống hoạt động lợi dụng tôn giáo và âm mưu “diễn biến hoà bình” trong khu vực và trên thế giới ngày nay sẽ còn nhiều biến động phức tạp, các nước xã hội chủ nghĩa còn lại trong đó có Việt Nam vẫn tiếp tục là mục tiêu chống phá của chủ nghĩa đế quốc. Trong những năm tới vấn đề tôn giáo, dân chủ và nhân quyền vẫn tiếp tục là mục tiêu tiến công, chống phá của các thế lực thù địch cần phải đặc biệt quan tâm.
Hai là, đấu tranh chống âm mưu và hoạt động lợi dụng tôn giáo, lợi dụng tự do tôn giáo, tín ngưỡng phải giữ vững được sự ổn định bên trong, linh hoạt, mềm dẻo trong giải quyết các lợi ích giữa tín đồ, chức sắc và lợi ích chung của cả cộng đồng dân tộc. Việc giữ vững được sự ổn định bên trong; xây dựng các nhân tố bên trong vững mạnh có ý nghĩa quyết định sẽ tạo ra kháng thể bảo vệ Đảng, chế độ, bảo đảm cho các sinh hoạt tôn giáo bình thường và sự phát triển bền vững của đất nước theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đường lối đối ngoại rộng mở.
Ba là, đấu tranh chống âm mưu và hoạt động lợi dụng tôn giáo, lợi dụng tự do tôn giáo, tín ngưỡng phải đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết và phải lấy đó làm điểm tương đồng để đoàn kết lương giáo, hòa hợp dân tộc và tập hợp các lực lượng cho cuộc đấu tranh ấy. Phải xuất phát từ lợi ích quốc gia, lợi ích của chủ nghĩa xã hội chân chính và đứng trên quan điểm lợi ích quốc gia và dân tộc để xem xét và giải quyết mọi mối quan hệ (điểm tương đồng lớn nhất). Tuy vậy, trong đấu tranh giải quyết vấn đề tôn giáo cần phải đặc biệt lưu ý không để vấn đề ý thức hệ cản trở sự phát triển lâu dài, ảnh hưởng đến lợi ích chung của cả cộng đồng.
Bốn là, đấu tranh chống âm mưu và hoạt động lợi dụng tôn giáo, lợi dụng tự do tôn giáo, tín ngưỡng phải góp phần thực hiện tốt đường lối đối ngoại rộng mở của Đảng.“Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển”. Đó là đường lối đối ngoại rộng mở và đa phương của Đảng ta nhằm phục vụ tốt nhất cho sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh.

NVT

1  Nguồn: Báo cáo của Ban Tôn giáo chính phủ.

0 nhận xét: