Sau vụ việc gây rối “đòi thả
người” dẫn đến gây ách tắc giao thông trên Quốc lộ 1A vào chiều 15/5/2017, nhiều
người đặt câu hỏi, tại sao Hoàng Đức Bình lại có mặt trên xe linh mục Nguyễn
Đình Thục? Tại sao Nguyễn Đình Thục kêu gọi phản đối việc bắt kẻ phản động?
Hoàng Đức Bình, Nguyễn Đình Thục, Emily trong một lần gặp gỡ gần đây. Ảnh Facebook Emily |
Khi thông tin Hoàng Đức Bình bị cơ
quan điều tra bắt tạm giữ vào lúc 10h30 ngày 15/5, với nhiều người đó là một
thông tin “nóng”. Tuy nhiên, với những người biết rõ hành tung và hoạt động của
Hoàng Đức Bình, thì chuyện tên này bị cơ quan thực thi pháp luật bắt giữ là một
chuyện hiển nhiên, kiểu “nhân nào quả nấy”.
Tuy nhiên, điều làm cho
không ít người ngỡ ngàng, khó tin, đó là Hoàng Đức Bình bị bắt khi hắn đang
ngồi cùng chiếc xe Fortune màu đen với linh mục Nguyễn Đình Thục. Cùng đi trên
chiếc xe ấy - chiếc xe thường xuyên được Nguyễn Đình Thục sử dụng, còn có
Emily, một thành viên của tổ chức phản động Việt Tân.
Tại sao nhiều người lại cảm thấy ngạc
nhiên, khó tin? Ấy là bởi, trong tâm thức mọi người từ xưa đến nay, theo đức
tin của đạo công giáo, linh mục là người thay thế cho Đức Chúa trời. Hình ảnh
của linh mục mà mọi người thường nghĩ đến là hình ảnh của sự thân thiện, bác
ái, nhân văn, đem đến những điều tốt đẹp, tươi sáng. Và trên thực tế, rất nhiều
vị linh mục rất giữ gìn phẩm hạnh, hướng đồng bào theo đạo công giáo có cuộc
sống kính Chúa yêu nước, tốt đời đẹp đạo, đời đời truyền nối và gìn giữ mối
đoàn kết lương giáo thuận hòa. Nhưng linh mục Nguyễn Đình Thục đã không có
những hình ảnh như đã nói trên, mà hoàn toàn trái ngược.
Thời gian gần đây Nguyễn
Đình Thục thường xuyên xuất hiện cùng những nhân vật đến từ các tổ chức phản
động mà Hoàng Đức Bình là một trong những kẻ đó. Ai ai cũng đều ngỡ ngàng khó
tin khi người mang sứ mệnh chăn dắt con chiên lại đi kết nối với những kẻ luôn
vênh vang, trơ trẽn trên bàn phím ảo, còn ngoài đời chỉ là những kẻ bất hảo,
chuyên lừa đảo, bịp bợm, hư trương thanh thế ảo.
Những phần tử này đã có quá
trình móc nối, cấu kết với nhau để tạo ra không ít các “kịch bản” nhằm kiếm
tiền từ một bộ phận hải ngoại thiếu thông tin, thiếu thiện chí, ngộ nhận. Đáng
buồn thay, một số người nhẹ dạ và có cả kẻ quá khích, đã trở thành những “diễn
viên” mù quáng cho những “kịch bản đen”, bị biến thành công cụ kiếm tiền cho
“đạo diễn” Nguyễn Đình Thục và các phần tử phản động bằng các hành vi vi phạm
pháp luật.
Liệu những người nghe theo lời kích
động của Nguyễn Đình Thục có biết rằng chính những việc làm phạm pháp đó rất có
thể phải đối mặt với sự trừng phạt nghiêm minh của pháp luật? Hay là họ không
vượt qua được nỗi sợ hãi nên phải nhắm mắt đưa chân, tự mình vào vai theo “kịch
bản” xấu để nhận lấy tấn bi kịch cho mình?
Thật lạ khi người trông coi
đạo lý công giáo lại móc nối với những phần tử ô hợp chuyên sống cuộc đời ký
sinh - tầm gửi bằng cách khai thác tối đa lòng hận thù, gieo rắc sự kích động
và bạo loạn để tạo khoảng cách để một số kẻ xấu chi tiền.
Nhân loại từng đúc kết “ở
bầu thì tròn, ở ống thì dài”, “đi với Bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy”,
hoặc “hãy nói cho tôi biết bạn anh là ai, thì tôi sẽ cho anh biết anh là ai”.
Những câu danh ngôn này, cùng với những người cùng chuyến xe, ăn cùng mâm cơm
với Nguyễn Đình Thục, giúp chúng ta lý giải vì sao mang danh linh mục, nhưng
Nguyễn Đình Thục lại thường xuyên xuất hiện tại những nơi tụ tập gây rối với những
vẻ mặt thách thức, nghênh ngang, những cách hành ngôn dị hợm, hống hách, xấc
xược.
Điều đó, giúp chúng ta cắt
nghĩa rõ hơn vì sao nhà thờ công giáo nơi Nguyễn Đình Thục làm quản xứ lẽ ra
phải là nơi tôn nghiêm để hành đạo, lại trở thành nơi đón tiếp các phần tử đi
ngược lại với công lý, đạo lý dân tộc; trở thành nơi để bọn chúng lập “cơ sở”
để loan đi các thông tin thất thiệt, cực đoan, sai trái, kích động hận thù và
gieo rắc tội lỗi.
Dĩ nhiên, cũng đã và đang
có rất nhiều câu hỏi, rằng Hoàng Đức Bình và Nguyễn Đình Thục đã “ăn cùng mâm,
đi cùng xe”, vậy Hoàng Đức Bình đã bị bắt giữ, bao giờ thì đến Nguyễn Đình
Thục?
Baonghean.vn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét