Nghị quyết Đại hội XI của Đảng nêu rõ: “Phát triển và mở rộng
việc sử dụng Internet, đồng thời có biện pháp quản lý, hạn chế mặt tiêu cực,
ngăn chặn có hiệu quả các hoạt động lợi dụng Internet để truyền bá tư tưởng
phản động, lối sống không lành mạnh”.
Khoa học công nghệ thông tin ngày nay đang phát triển với
tốc độ “chóng mặt”, nó thực sự đã làm thay đổi nhiều mặt của đời sống xã hội,
trong đó có tác động lớn tới nhận thức và hành động của thế hệ trẻ. Các thế lực
thù địch đã nắm bắt, lợi dụng những mặt trái của công nghệ thông tin, cụ thể là
Internet để thực hiện âm mưu, thủ đoạn chiến lược “diễn biến hòa bình” với
nhiều biểu hiện mới tinh vi, xảo quyệt. Đối tượng mà các thế lực thù địch “ưu
tiên” tập trung chống phá, thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” trên mạng
Internet không phải ai khác chính là thế hệ trẻ. Điều này trực tiếp đặt ra
nhiệm vụ cho mỗi đơn vị trong công tác giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ; nâng cao
năng lực, kỹ năng sử dụng mạng Internet an toàn; đặc biệt phải xây dựng cho
được ý thức phòng, chống chiến lược “diễn biến hòa bình” trên mạng Internet cho
thế hệ trẻ trước sự tinh vi, xảo quyệt trong âm mưu, thủ đoạn chống phá của các
thế lực thù địch đối với cách mạng nước ta.
Thế hệ
trẻ nước ta hiện nay phần lớn đều đã và đang tiếp cận với mạng Internet với
nhiều hình thức khác nhau, nghĩa là họ đang trong “tầm ngắm” của các thế lực
thù địch trong thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” trên mạng Internet.
Nếu không có bản lĩnh chính trị vững vàng, không được trang bị những kỹ năng cơ
bản và có khối lượng kiến thức cần thiết,… thì không ít bạn trẻ đều có thể
trở thành “nạn nhân” của những thủ đoạn “diễn biến hòa bình” từ các thế lực thù
địch. Biết rằng, sự bùng nổ của công nghệ thông tin, nhu cầu sử dụng mạng
Internet để học tập, giao lưu là khách quan, một xu thế tất yếu để hội nhập và
phát triển.
Để giúp
thế hệ trẻ vững vàng trước mọi âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” của các
thế lực thù địch, thời gian tới mỗi đơn
vị cần tập trung “xung kích” làm tốt một số nội dung cơ bản sau:
Thứ
nhất, Tăng
cường giáo dục, phổ biến cho thế hệ trẻ hiểu biết đầy đủ, đúng đắn về cách
thức, hoạt động và nội dung chống phá của các thế lực thù địch trên mạng
Internet. Tuyên truyền, giáo dục cho thế hệ trẻ nắm được về cách thức hoạt
động chống phá của các thế lực thù địch chủ yếu được thực hiện qua các trang
thông tin điện tử như: “Website của một số cơ quan thông tin chính thức nước
ngoài (đài phát thanh RFA, BBC,…); Website của một số nhóm người Việt phản động
ở nước ngoài như tổ chức đảng Việt tân. Những website công khai này thường
xuyên tiếp nhận những thông tin đó, rồi phát tán rộng khắp trên mạng Internet”.
Về nội
dung chống phá, Tập trung tuyên truyền, giáo dục cho thế hệ trẻ nắm rõ: các thế
lực thù địch thường tung ra các quan điểm sai trái nhằm phê phán, phủ định chủ
nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; xuyên tạc, vu cáo nhằm “hạ bệ thần
tượng” đối với lãnh tụ của Đảng, của dân tộc; phủ nhận những thành tựu của sự
nghiệp đổi mới, cường điều hóa những yếu kém, khuyết điểm của nền kinh tế-xã
hội; vu cáo nước ta vi phạm dân chủ, nhân quyền, đàn áp tôn giáo,…
Thứ
hai, Kết hợp chặt chẽ với các cơ quan báo chí, truyền thông trong cả nước
tích cực định hướng dư luận đúng đắn cho thế hệ trẻ. Có kế hoạch cụ thể phối
hợp với các cơ quan báo chí, truyền thông tích cực tuyên truyền chủ nghĩa
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh- nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam của cách mạng
Việt Nam và tính đúng đắn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta. Đồng
thời, khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng là điều kiện tiên quyết để hoàn
thành mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Thứ
ba, Có kế
hoạch tổ chức lực lượng, phát huy trí tuệ của thế hệ trẻ đấu tranh “phản bác”
các quan điểm sai trái, thù địch trên mạng Internet.
Muốn
vậy, Mỗi đơn vị cần phải lên kế
hoạch cụ thể, sát thực tế và tổ chức chặt chẽ vấn đề này. Lực lượng bao gồm
những cá nhân có trình độ hiểu biết nhất định, có kiến thức, kỹ năng toàn diện
trên các lĩnh vực, nhất là phải có bản lĩnh chính trị vững vàng... Nhiệm vụ
chính của bộ phận này là theo dõi các quan điểm sai trái, thù địch thông qua
mạng Internet, sau đó tập hợp kết quả về một mối để thống nhất trong chỉ đạo phân
tích và xử lý. Đồng thời, lực lượng này phải có năng lực sẵn sàng “đánh trả”
lại những luận điệu xuyên tạc, béo méo của các thế lực thù địch một cách kịp
thời, hiệu quả. Bên cạnh việc xây dựng ý thức phòng chống chiến lược “diễn biến
hòa bình” cho thế hệ trẻ còn
phải tạo sức “đề kháng” cho thế hệ trẻ để họ có thể “chống đỡ” được các tác
động xấu từ những thông tin, quan điểm sai trái.
Thứ
tư, Phối
hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng tăng cường công tác quản lý Internet và
các trang mạng xã hội hạn chế thấp nhất tác động xấu tới thế hệ trẻ.
Đây là
vấn đề cấp thiết đặt ra đối với nước ta hiện nay, nếu nhìn sang một số nước
như: Hàn Quốc, Singapho,…Họ quản lý rất chặt chẽ hệ thống mạng, giới trẻ muốn
truy cập cũng khó khăn.Tuy nhiên, đối với nước ta công tác quản lý mạng
Internet vẫn còn nhiều kẽ hở.Hiện nay, nhu cầu khai thác thông tin trên
Internet ngày càng nhiều, nội dung rất phong phú, đa dạng và nhiều chiều. Hơn
thế nữa, các phương tiện tiếp nhận thông tin cũng ngày càng phát triển theo
hướng hiện đại, tinh vi khó kiểm soát. Chính vì vậy, mỗi đơn vị cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng bằng
cách kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ những thông tin sai trái xuất phát từ đâu,
cần thiết dùng các biện pháp kỹ thuật để ngăn chặn kịp thời, hiệu quả. Đối với
các nguồn tin do các thế lực phản động trong nước đăng tải, tuyên truyền cần có
chế tài đủ mạnh để xử lý nhằm ngăn chặn triệt để.
VanCanhNguyen-KBC
0 nhận xét:
Đăng nhận xét