Tổ chức xã hội dân sự chính trị độc lập (còn gọi là
các tổ chức “phi chính phủ”- non-governmental organization-NGOs) là những tổ
chức tự nguyện, là liên minh, là sự tập hợp những người có chung những mục
tiêu, lý tưởng, tự quản trong hoạt động và tự chịu trách nhiệm về tài chính.
Ở Việt
Nam, các quyền công dân và quyền con người là thành quả của cuộc Cách mạng
Tháng Tám năm 1945.
Trong
Tuyên ngôn Độc lập công bố trước quốc dân đồng bào ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã trích dẫn văn kiện “Tuyên ngôn độc lập” của Mỹ và “Tuyên ngôn nhân
quyền và dân quyền” của Pháp, như là một sự kế thừa, phát triển những giá trị
chung của nhân loại trong điều kiện của một nước thuộc địa.
Đó là độc
lập dân tộc (đưa đất nước thoát khỏi sự thống trị của chủ nghĩa thực dân) và
quyền con người, quyền công dân.
Các Hiến
pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992 và 2013, tuy ngôn từ có khác nhau nhưng về bản
chất xã hội Việt Nam là chế độ dân chủ, là chế độ tôn trọng và bảo đảm quyền
công dân, quyền con người.
Trên phạm
vi quốc tế, cơ sở chính trị, pháp lý của xã hội dân sự bắt nguồn từ những
văn kiện quan trọng nhất của cộng đồng quốc tế.
Đó là Hiến chương Liên hợp quốc (United Nations
Conference on International Organization, tại San Francisco, California, ngày
26/6/1945); tiếp đó là văn kiện “Tuyên ngôn thế giới về quyền con người”, ngày 10/12/1948.
Trong “Tuyên ngôn thế giới về quyền con người”,
quyền tự do hội họp và lập hội đã được quy định như sau: “Mọi người đều có
quyền tự do hội họp và lập hội, một cách ôn hòa; không một ai có thể bị cưỡng
bức gia nhập vào một đoàn thể” (Ðiều 20).
Trong thời đại toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, những
giá trị chung của nhân loại, trong đó có quyền con người với những giá trị nền
tảng là tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết và trách nhiệm (bổ sung của tác giả)
được chia sẻ giữa các quốc gia, dân tộc theo những phương thức khác nhau.
Ở nước ta, các thế lực thù địch, tổ chức phản động lưu
vong, trong đó có tổ chức FULRO do Ksor Kơk cầm đầu (ở Mỹ) đã lợi dụng
internet, mạng xã hội tuyên truyền về “quyền tự do dân chủ” về “nhân quyền”… kích động đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên đòi thành lập
“Nhà nước Tin Lành Đề Ga”.
Vào năm
2001 và 2004, chúng đã lôi kéo được một số lượng lớn đồng bào dân tộc thiểu số
Tây Nguyên gây ra hai cuộc bạo loạn là ví dụ.
Gần đây,
các thế lực thù địch đã chuyển sang dùng thủ đoạn đấu tranh “Bất bạo động”, “Bất
tuân dân sự” để chống lại chính quyền nhân dân.
Thủ đoạn
này chủ yếu là dùng các tổ chức xã hội dân sự độc lập huy động lực lượng
tạo ra “hội chứng đám đông” để chống chính quyền nhân dân.
Ai cũng
biết đằng sau những “đám đông” đó vẫn là những tổ chức xã hội dân sự độc
lập phản động, chẳng hạn như tổ chức Việt Tân…
Những sự
kiện người dân gây ách tắc giao thông trên Quốc lộ 1A ở Hà Tĩnh, Nghệ An các
năm 2016-2017 sau vụ Công ty Fomosa Hà Tĩnh gây ra sự cố môi trường diện rộng
là một ví dụ.
Như vậy có
thể nói, sử dụng các tổ chức xã hội dân sự độc lập là thủ đoạn chính trị
của các thế lực thù địch, nhằm “cài cấy” người của chúng chi phối hoạt động của
nhân dân.
Thông qua
hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự độc lập, chúng “rèn luyện” lực
lượng chống phá chế độ và lựa chọn kẻ cầm đầu.
Ngoài ra,
dựa trên các tổ chức xã hội dân sự độc lập, chúng còn tính đến sẽ kêu gọi
nước ngoài can thiệp vào công việc của đất nước khi có cơ hội.
Để phòng, chống các thế lực thù địch lợi dụng tổ
chức xã hội dân sự độc lập, mỗi người cần nhận thức đúng âm mưu chính trị của các thế lực lợi dụng khái niệm xã hội
dân sự độc lập.
Ở các nước
tư bản chủ nghĩa, các cuộc cạnh tranh chính trị chỉ có thể dẫn đến những thay
đổi nào đó về pháp luật, thay đổi nội các… nhưng chế độ tư bản chủ nghĩa
vẫn không thay đổi.
Quan điểm
cho rằng “chỉ có xã hội dân sự độc lập mới có dân chủ và quyền con người”
hoàn toàn không có cơ sở lý luận và thực tiễn.
Thực tế đã
trả lời: Quyền sống của con người ở đây luôn luôn bị xâm phạm. Chẳng hạn, vụ xả
súng ở Las Vegas ngày 02/10/2017 làm ít nhất 50 người chết, hơn 200 người bị
thương.
Truyền
thông Mỹ nói “đây là vụ xả súng đẫm máu nhất trong lịch sử hiện đại nước
Mỹ”[1]. Về các quyền kinh tế xã hội thì sao?
Theo Reuters, Cơ quan Thống kê dân số Mỹ ngày
13/9/2011 cho biết, “tỷ lệ người nghèo nước này trong năm 2010 đã tăng năm thứ
ba liên tục, lên mức 15,1%, đồng nghĩa với việc cứ 6 người Mỹ thì có gần 1
người sống dưới mức nghèo”[2].
Mặc dù Việt Nam đang là nước chưa phát triển,
nhưng nhờ có chính sách kinh tế, xã hội hướng vào người dân nên Việt Nam đã trở
thành một quốc gia có thành tích xóa đói, giảm nghèo được cộng đồng quốc tế
đánh giá cao.
Điều này
được thể hiện “bằng số lượng người nghèo giảm từ 89% trong tổng dân số vào năm
1993 xuống còn 8-9% vào năm 2016, trong một thời gian rất ngắn.
Giảm nghèo
không chỉ ở thu nhập mà còn là khả năng tiếp cận những dịch vụ căn bản như giáo
dục, y tế, nhà ở”[3].
Tuy nhiên,
cho đến nay vẫn còn không ít cán bộ, đảng viên vì nhiều lý do có nhận thức mơ
hồ, sai trái về xã hội dân sự, một số đảng viên “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”
về lập trường, quan điểm chính trị, trong đó có những đảng viên đã từng có đóng
góp cho cách mạng đã lập tổ chức xã hội dân sự độc lập (thực chất là tổ
chức xã hội phi pháp).
Hiến pháp năm 2013 xác định: Nhà nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của
nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
Nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước
thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp
nông dân và đội ngũ trí thức.
Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công,
phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền
lập pháp, hành pháp, tư pháp.
Như vậy có thể nói, luận điểm “chỉ có xã hội
dân sự độc lập mới có dân chủ, quyền con người” thực chất là một thủ đoạn chính
trị, tư tưởng thâm độc, nhằm xóa bỏ chế độ xã hội do Đảng Cộng sản Việt Nam
lãnh đạo, chuyển hóa chế độ Việt Nam sang con đường đa nguyên chính trị, đa
đảng đối lập theo mô hình phương Tây-ngoại nhập, đi ngược lại với quyền và lợi
ích của đại đa số nhân dân ta.
H.Tài
0 nhận xét:
Đăng nhận xét