Thời gian gần
đây, sau khi Quốc hội thông qua Luật An ninh mạng (có hiệu lực từ ngày 01-01-2019), dư luận trong và ngoài nước đều hết sức
quan tâm, đồng tình và ủng
hộ, đây là cơ sở pháp lý quan trọng đảm bảo cho Nhà nước thực thi bảo vệ chủ
quyền, an ninh quốc gia, quyền con người ngày càng tốt hơn. Tuy nhiên, lợi dụng sự kiện này các thế lực thù địch, phản động đã dùng
chiêu trò “tự do ngôn luận”, “tinh
thần yêu nước”, “dân chủ”,…
để xuyên tạc Luật An ninh mạng nhằm mục đích gây hỗn loạn thông tin, tạo ra sự
ngờ vực và dư luận xấu trong xã hội; từ đó, xuyên tạc chủ trương, chính sách
của Đảng, Nhà nước ta. Vậy thì, tại sao chúng lại điệu xuyên tạc Luật An ninh
mạng? Bởi vì:
Thứ nhất, chúng
cho rằng, việc Quốc hội ta ban hành Luật An ninh mạng là biện pháp tình thế,
nhằm đối phó với những bất ổn về chính trị.
Sự thật không
đúng như vậy! Chúng ta phải khẳng định rằng, xây dựng và thực hiện Luật An ninh
mạng là chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta trong tình hình mới.
Nguyên tắc bảo vệ an ninh mạng là: Tuân thủ Hiến pháp và pháp
luật; bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá
nhân; Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý thống nhất của Nhà nước; Kết
hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ bảo vệ an ninh mạng và bảo đảm quyền con người,
quyền công dân, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân hoạt động trên không
gian mạn. Luật An ninh mạng chỉ quy định các chế tài đối với việc sử dụng không
gian mạng để thực hiện hành vi chống Nhà nước, xâm phạm quyền và lợi ích của cơ
quan, tổ chức, cá nhân.
Thứ hai, chúng cho rằng, những
nội dung Luật an ninh mạng là hết sức mơ hồ và không có quốc gia nào có luật
này.
Việc chúng cho
rằng “không có quốc gia nào có luật này”! Đây rõ ràng là một sự bịa đặt mang
tính quy chụp. Đến nay, trên thế giới đã có 138 quốc gia có luật An ninh mạng
bao gồm cả luật chuyên đề và các quy định xen kẽ ở các luật khác và không ít
các luật đó còn gắt gao hơn nhiều so với Việt Nam.
Ví dụ: Các quốc
gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã đạt thỏa thuận về Luật An ninh mạng để
áp dụng cho toàn khối. Tại Đức, Bộ Tư pháp rất xem trọng việc an ninh mạng đã
yêu cầu Facebook phải quản lý chặt chẽ không để người dân kích động bạo lực,
chửi bới trên mạng, xuyên tạc sự thật…
Thứ ba, chúng cho rằng, các
công ty mạng của nước ngoài sẽ không cung cấp thông tin người dùng theo yêu cầu
của Chính phủ Việt Nam.
Đây cũng là điều
bịa đặt bởi hàng năm, Facebook đều có báo cáo về cơ sở dữ liệu cho các chính
quyền các nước là thị trường của họ. Sau khi Luật An ninh mạng được Quốc hội
chính thức thông qua, đại diện Facebook tại Việt Nam cho biết, hoạt động của
Facebook không hề bị ảnh hưởng tại Việt Nam. Hiện nay, Facebook đang hoàn tất
các thủ tục pháp lý để chuẩn bị thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam, nhằm
giúp Facebook hoạt động tốt hơn, cũng như phối hợp tốt hơn với Chính phủ Việt
Nam trong tương lai.
Như vậy, chúng
ta thấy rằng các luận điệu trên là sai trái trên không những chủ quan mơ hồ về
mặt lý luận, mà còn hết sức phản động về mặt thực tiễn; đồng thời thấy rõ bản
chất vấn đề tại sao các thế lực thù địch lại muốn lợi dụng sự kiện Quốc hội
thông qua Luật An ninh mạng để
chống phá, xuyên tạc các
quan điểm, đường, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, gây nhiễu loạn thông tin, tạo dư luận
xấu trong xã hội; kích động, lôi kéo tụ tập để biểu tình trái phép, thậm chí có
hành vi quá khích, gây mất an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội… Bởi lẽ,
khi Luật An ninh mạng đi vào cuộc sống, thì chúng sẽ không thể tự tung, tự tác
(làm mưa, làm gió) trên không gian mạng, mất đi một công cụ đắc lực quan trọng để
thực hiện mưu đồ đen tối chống phá cách mạng Việt Nam. Mục đích thâm độc của chúng
là biến biểu tình, gây rối thành bạo loạn chính trị, chống đối chủ trương,
đường lối lãnh đạo của Đảng, công cuộc đổi mới đất nước tiến tới xóa bỏ chế độ xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét