Dưới sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam, Sự nghiệp đổi mới đất nước ta đã đạt được nhiều kết quả
khả quan, đất nước ta từng bước “thay da, đổi thịt”, đời sống nhân dân ta từng
bước được cải thiện. Trong sự nghiệp đổi mới đất nước, Đảng ta đã khẳng định
văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực để
thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Nền
văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, là
kết tinh truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa của văn
hóa nhân loại, khẳng định được tầm vóc, trình độ, bản lĩnh và bản sắc văn hóa
Việt Nam trong giao lưu và hợp tác quốc tế.
Cùng
với quá trình mở cửa, phát triển kinh tế thị trường, định hướng XHCN, Đảng ta
đã khẳng định toàn cầu hoá kinh tế là xu thế khách quan, một mặt tạo ra những
điều kiện cho ta cơ hội để hội nhập quốc tế, thực hiện bước “đi tắt đón đầu”,
đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Mặt khác, nó cũng chứa đựng
những nguy cơ khó lường, đe doạ độc lập tự chủ và sự phát triển đất nước. Chính
vì vậy, tư tưởng cơ bản của Đảng ta về hội nhập kinh tế quốc tế được khẳng định
rất rõ trong văn kiện của Đại hội XII là: “Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và
khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc
tế, bảo đảm độc lập, tự chủ và định hướng XHCN, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh
quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường”.
Như
vậy, quá trình toàn cầu hoá kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế có thể tạo ra
cơ hội và đồng thời cũng đặt ra thách thức đối với sự phát triển của văn hóa
Việt Nam.
Về thời cơ, hội nhập kinh tế
quốc tế tạo điều kiện thuận lợi để đổi mới tư duy về kinh tế, tạo cơ hội cho
quá trình đổi mới tư duy về văn hóa trong cơ chế thị trường, định hướng XHCN và
mở rộng giao lưu văn hóa trong xu thế toàn cầu hoá. Đây là cơ hội rất lớn để
chúng ta xem xét, đánh giá vai trò của văn hóa trong phát triển kinh tế - xã
hội, gắn kết chặt chẽ nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa với nhiệm vụ phát
triển kinh tế và xây dựng Đảng, củng cố hệ thống chính trị, khai thác văn hóa
như một động lực, như một nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt là
trong thời kỳ xuất hiện nền kinh tế thị trường và xã hội thông tin, khoa học –
công nghệ, một thành tựu lớn của sự sáng tạo văn hóa trở thành nguồn lực trực
tiếp thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Hội
nhập kinh tế quốc tế tạo cơ hội để phát triển giáo dục - đào tạo, khoa học -
công nghệ, xây dựng và phát triển nguồn lực con người, đặc biệt là nâng cao
trình độ chuyên môn của đội ngũ trí thức và nguồn nhân lực chất lượng cao trong
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, góp phần xây dựng văn minh đô
thị và công nghiệp, tạo động lực để hiện đại hoá văn hóa dân tộc. Hiện đại hoá
văn hóa dân tộc trước hết phải được chuẩn bị trong hệ thống giáo dục - đào tạo
và trong hệ thống giáo dục ngoài nhà trường để tạo lập môi trường văn hóa lành
mạnh cho quá trình xây dựng con người đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất
nước trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Hội
nhập kinh tế quốc tế tạo cơ hội để chuyển giao vốn, chuyển giao khoa học kỹ
thuật, công nghệ, chuyển giao kỹ năng và kinh nghiệm tổ chức và phát triển các
ngành công nghiệp văn hóa và dịch vụ văn hóa (công nghệ truyền thông, công nghệ
sản xuất phim, băng hình, dịch vụ vui chơi giải trí) thúc đẩy quá trình dân chủ
hoá về thông tin toàn cầu, kích thích năng lực sáng tạo của nền văn hóa dân
tộc.
Hội
nhập kinh tế quốc tế tạo ra cơ hội để mở rộng xuất nhập khẩu văn hóa phẩm, mở
rộng hợp tác quốc tế về văn hóa, góp phần nâng cao trình độ dân trí, đáp ứng
nhu cầu văn hóa tinh thần ngày càng cao của nhân dân du nhập các loại hình văn
hóa, nghệ thuật, giải trí, thể thao, giới thiệu các thành tựu văn hóa Việt Nam
ra nước ngoài...
Hội
nhập kinh tế quốc tế góp phần tăng trưởng kinh tế, tạo điều kiện để xây dựng cơ
sở vật chất kỹ thuật hiện đại cho sự nghiệp phát triển văn hóa dân tộc. Các khu
công nghiệp, khu chế xuất mọc lên nhiều các liên doanh, liên kết kinh tế quốc
tế mở rộng, các khu vui chơi giải trí, văn hóa, thể thao được nâng cấp, tạo
điều kiện đáp ứng nhu cầu học tập, thưởng thức văn hóa, nghệ thuật của nhân dân
ngày càng cao.
Hội
nhập kinh tế quốc tế tác động vào tinh thần dân tộc, ý thức cộng đồng, kích
thích tinh thần dân tộc phát triển, thúc đẩy tinh thần cạnh tranh để nâng cao
vị thế văn hóa của dân tộc trong khu vực và cộng đồng quốc tế.
Về thách thức, cũng có thể nhận
thấy một số thách thức nổi lên trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế đối với
văn hóa Việt Nam như: về sự tụt hậu của văn hoá so với tốc độ phát triển của
kình tế và so với các nước trong khu vực. Tạo ra sự chệch hướng về phát triển
văn hóa. Mục tiêu xây dựng nền văn hóa Việt Nam trong thời kỳ đổi mới là xây
dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Mục tiêu này đang bị nhiều
cản trở do tính thương mại của hoạt động văn hóa đang diễn ra một cách xô bồ,
hỗn loạn, không chỉ dừng lại ở suy thoái lối sống và đạo đức xã hội ở một bộ
phận không nhỏ, mà còn có nguy cơ làm biến dạng cả mục tiêu, lý tưởng chính trị
định hướng, vi phạm các nguyên tắc và chuẩn mực xây dựng nền văn hóa tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc. Sự du nhập tràn lan và hỗn loạn các sản phẩm văn hóa
độc hại của nước ngoài, đặc biệt là chủ nghĩa đế quốc trong văn hóa tác động
vào có thể làm cho văn hóa nước ta suy yếu và lệ thuộc.
Sự
phân hoá xã hội trên lĩnh vực văn hóa diễn ra mạnh lnẽ cùng với quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế. Đời sống văn hóa của các vùng nông thôn, miền núi, đời
sống văn hóa của những nhóm xã hội nghèo so với các vùng đô thị, các loại hình
nghề nghiệp có thu nhập cao khoảng cách ngày càng xa. Đặc biệt là đời sống văn
hóa của công nhân, của nông dân, nhất là ở những vùng dân tộc thiểu số và miền
núi sẽ ngày càng gặp nhiều khó khăn trước quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Sự
suy thoái về lối sống, đạo đức xã hội, có nguy cơ ngày càng gia tăng, nhất là
sự sa sút về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và nếp sống ở một bộ phận
cán bộ, đảng viên và nhân dân; mức độ trầm trọng của tệ quan liêu, tham nhũng,
lãng phí, của các tệ nạn xã hội và các tiêu cực xã hội khác”. Đây là một trong
những nguyên nhân dẫn đến sự mất ổn định, thậm chí đe doạ sự tồn tại chế độ
chính trị - xã hội.
Đội
ngũ trí thức khoa học và trí thức văn nghệ gặp nhiều khó khăn trong sáng tạo.
Thị trường khoa học mới hình thành, còn nhiều bất cập cả về chính sách và quản
lý sở hữu trí tuệ. Việc thu hút nhân tài vào các cơ quan công quyền khó khăn do
chế độ đãi ngộ thấp. Tình trạng rò rỉ chất xám ngày càng gia tăng, do trình độ
tổ chức quản lý của Nhà nước còn nhiều mặt hạn chế và chiến lược sử dụng nhân
tài có mặt chưa hợp lý.
Một
vấn đề rất quan trọng cần quan tâm đó là, kẻ thù lợi dụng quá trình hội nhập để
tuyên truyền văn hóa phẩm độc hại, thực hiện âm mưu “Diễn biến hòa bình” chống
phá Đảng, Nhà nước, Quân đội; làm ảnh hưởng đến thuần phong, mỹ tục của dân
tộc; phai nhạt mục tiêu, lý tưởng chiến đấu của nhân dân; làm hoen ố hình ảnh
“Bộ đội Cụ Hồ”…
Để
xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong thời kỳ
đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế cần thực hiện tốt các giải pháp sau đây:
Một là,
cần phát huy truyền thống yêu nước và tinh thần đại đoàn kết dân tộc, ý thức
độc lập tự chủ, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững định hướng XHCN và
bản sắc văn hóa dân tộc, tạo động lực tinh thần cho quá trình hiện đại hóa văn hóa
dân tộc.
Tinh
thần yêu nước và đại đoàn kết dân tộc, ý thức độc lập tự chủ, tự cường là những
giá trị hàng đầu trong bảng giá trị văn hóa của dân tộc. Trong quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế, chúng ta phải tăng cường giáo dục truyền thống yêu nước
và cách mạng, giáo dục ý thức và trách nhiệm công dân, tăng cường khối đại đoàn
kết toàn dân, tạo động lực tinh thần thống nhất và đồng thuận trong xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc XHCN.
Hai là, nâng cao trình
độ dân trí, trình độ khoa học - công nghệ và trình độ quản lý nhà nước cho phù
hợp với yêu cầu và tốc độ của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế chỉ thực hiện thành công nếu được chuẩn bị tốt
về tiềm lực văn hóa của đất nước, đặc biệt là nguồn lực con người và môi trường
văn hóa pháp luật, đạo đức xã hội. Quá trình toàn cầu hóa kinh tế diễn ra theo
hai xu hướng: tiêu chuẩn hóa và đa đạng hóa. Xu hướng tiêu chuẩn hóa đòi hỏi
các quốc gia phải nâng cao trình độ sản xuất và dịch vụ cho phù hợp với tiêu
chuẩn quốc tế và chất lượng của sản phẩm hàng hóa, về trình độ khoa học - công
nghệ, về kỹ lưỡng quản lý, về điều kiện làm việc của người lao động v.v. Mặt
khác, xu hướng đa dạng hóa đòi hỏi mỗi quốc gia, mỗi dịa phương phải nâng cao
khả năng cạnh tranh của mình bằng việc phát huy lợi thế của mỗi địa phương, mỗi
quốc gia - dân tộc, thông qua đó để thúc đẩy sự phát triển năng động của nền
kinh tế toàn cầu. Vì vậy, sự phát triển văn hóa dân tộc dựa trên trình độ dân
trí cao, khoa học - công nghệ phát triển, môi trường văn hóa ổn định và lành
mạnh, là động lực và là nguồn lực để phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế
quốc tế.
Ba là, nâng cao tính
sáng tạo của nền văn hóa dân tộc, mở rộng dân chủ, khai thác mọi tiềm năng,
sáng tạo trong nhân dân, khuyến khích đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ, các nhà
doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân tham gia vào quá trình xây dựng và phát
triển văn hóa dân tộc.
Người
Việt Nam thông minh, sáng tạo, có khả năng nắm bắt nhanh chóng thành tựu khoa
học - công nghệ, có khả năng thích ứng được với những tình huống phức tạp. Để
vượt qua những thách thức do quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, cần phải tạo
ra một môi trường pháp lý thuận lợi kích thích năng lực sáng tạo của các tầng
lớp nhân dân, của đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ, của các nhà doanh nghiệp, góp
phần xây dựng và phát triển những thành tựu văn hóa mới, cả văn hóa vật chất và
văn hóa tinh thần, văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể, khẳng định bản lĩnh
và bản sắc văn hóa Việt Nam trong giao lưu và hợp tác quốc tế.
Bốn là, đẩy mạnh cuộc đấu
tranh trên lĩnh vực tư tưởng, 1ý luận văn hóa nhằm bảo vệ các giá trị chân
chính của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, bảo vệ và phát huy các
giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc, kiên quyết đấu tranh vạch trần mọi lưu
toan lợi dụng toàn cầu hóa kinh tế để thực hiện âm mưu “diễn biến hoà bình”
trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa, du nhập các trào lưu tư tưởng trái với đường
lối văn hóa của Đảng.
Trong
quá trình xây dựng và phát triển đất nước đi lên theo con đường XHCN, lĩnh vực
văn hóa là lĩnh vực nhạy cảm, đễ bị kẻ thù lợi dụng để tác động làm phân hóa tư
tưởng, tình cảm, gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc và tôn giáo, gây
chia rẽ nội bộ Đảng và giữa Đảng với quần chúng nhân dân, xóa bỏ vai trò lãnh
đạo của Đảng, phi chính trị hóa quân đội, áp dặt các giá trị dân chủ, nhân
quyền, tự do kiểu phương Tây và kêu gọi “đa nguyên, đa đảng” nhằm thay đổi chế
độ chính trị xã hội ở nước ta. Vì vậy, càng bước vào quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế, chúng ta càng phải nâng cao cảnh giác cách mạng, giữ vững nguyên tắc
của sự nghiệp đổi mới, nhận thức rõ về đối tác, đối tượng, kiên quyết đấu tranh
chống lại âm mưu đen tối của các thế lực thù địch, bảo đảm sự đoàn kết nhất trí
của dân tộc trong việc xây dựng chế độ xã hội mới, xây dựng nền văn hóa mới,
giữ vững chủ quyền an ninh quốc gia.
N.X.T-H1
0 nhận xét:
Đăng nhận xét