CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI BLOG GIỮ TRỌN LỜI THỀ

Thứ Hai, 26 tháng 4, 2021

KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC, PHỦ NHẬN NHÂN QUYỀN Ở VIỆT NAM

Ngày 10-12-1948, tại Thủ đô Pa-ri, nước Pháp, Đại hội đồng Liên hiệp quốc đã chính thức thông qua Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền. Bản "Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền" bao gồm 30 điều đã được xây dựng trong các thỏa ước quốc tế, thỏa ước nhân quyền khu vực, hiến pháp và luật pháp quốc gia. Năm 1966, Đại hội đồng LHQ đã thông qua hai công ước trên, qua đó hoàn thành cơ bản Bộ luật Nhân quyền Quốc tế. Những năm qua, "Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền" có ý nghĩa nhân văn cao cả vẫn còn nguyên giá trị, đã và đang là mục tiêu phấn đấu của toàn thể nhân loại.

Ngay từ khi mới thành lập nước, ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình, Thủ đô Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ ta trịnh trọng tuyên bố trước toàn thể quốc dân đồng bào và bạn bè quốc tế rằng: "Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc". Lời nói bất hủ mở đầu của Tuyên ngôn độc lập không chỉ là tư tưởng lớn về độc lập, tự do của dân tộc, mà còn là tư tưởng cơ bản về quyền con người của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của Đảng, Nhà nước ta. Tư tưởng ấy đến hôm nay vẫn còn nguyên giá trị.

Giá trị quyền con người (QCN) của người dân Việt Nam đã được long trọng khẳng định trong Bản Tuyên ngôn Độc lập bất hủ ngày 2-9, được thể chế hóa bằng bản Hiến pháp năm 1946. Trong những năm qua, nước ta đã có nhiều thành tựu lớn trong công tác đấu tranh, bảo vệ QCN, được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Việt Nam chỉ có vị trí pháp lý là quan sát viên tại Hội đồng nhân quyền, nhưng nhờ tích cực tham gia vào các hoạt động, đóng góp nhiều ý kiến, chia sẻ quan điểm, kinh nghiệm về các vấn đề lớn, Việt Nam đã được bầu chọn vào Hội đồng nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2014-2016 với 184/193 phiếu hợp lệ, trở thành quốc gia nhận được số phiếu bầu cao nhất trong 14 quốc gia được bầu chọn.

Nhìn lại những thành tựu quan trọng của Việt Nam trên lĩnh vực nhân quyền, có thể khẳng định, ở Việt Nam hiện nay các quyền của QCN được phát huy và bảo đảm vững chắc bởi các thể chế Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân. Thành quả đạt được về bảo đảm, bảo vệ QCN, quyền công dân của Việt Nam trong thời gian qua được cộng đồng quốc tế, đông đảo các tầng lớp nhân dân công nhận, ủng hộ chính là những giá trị, kết quả không thể phủ nhận./.

 NĐL-H3

0 nhận xét: