Ngày 5/4 trên trang FB Việt Tân ngang nhiên
đăng tải một số bài biết có tựa đề xuyên tạc, nói xấu về vấn đề kiện toàn nhân
sự của Quốc hội khóa IV ví dụ như:
“Bầu cử quốc hội việt nam: những bất cập chẳng
giống ai.
- Chủ tịch Quốc hội không được phép ngồi cho đến
hết nhiệm kỳ của mình (mãn nhiệm) mà luôn bị lôi cổ xuống (miễn nhiệm) dù chỉ
còn 2 tháng nữa.
- Chủ tịch Quốc hội mới được bầu vào CUỐI nhiệm
kỳ cũ, bởi những đại biểu chỉ còn 2 tháng nữa là hết trách nhiệm.
- Đảng biết trước Chủ tịch Quốc hội mới CHẮC
CHẮN sẽ được dân bầu vào làm đại biểu QH dù 2 tháng nữa cuộc bỏ phiếu mới diễn
ra”.
Hay
“Vở kịch của rạp xiếc Trung ương Đảng đã kết
thúc.
Vậy là đến chiều ngày 05/04, cái “bí mật cuốc
gia” mà dân biết cách đây nửa năm đã chính thức được vén màn.
4 cái ghế
quyền lực của đảng cộng sản đã được chia chác xong: ghế chủ tịch nước thuộc về
Nguyễn Xuân Phúc, Thủ Tướng Phạm Minh Chính, chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ,
còn cái ghế Tổng Bí Thư không ai khác chính là ông già “đầu bạc gánh sơn hà” đã
ngồi liên tục 3 nhiệm kỳ.
Bầu cử ở Việt Nam quả thật là quá “ưu việt” so
với phần còn lại của thế giới, dân không ai được bầu, chỉ có đảng cử - đảng bầu,
cử đâu - trúng đó. Dân chủ đến thế là cùng!”.
Khi đọc những loại tin “rác rưởi” này chúng ta
cần có chung một nhận thức rằng, đó là những luận điệu xuyên tạc, đâm điều, nói
xấu chế độ, bôi nhọ Đảng, Nhà nước và Nhân dân. Là những phỏng đoán của những
phần tử “mu muội” “lu mờ tâm trí”, của một bè lũ tay sai phản quốc. Chúng vu khống
3 vấn đề như sau:
Một là: Phủ nhận Quyền bầu cử của nhân
dân.
Hai là: Bôi nhọ Quốc hội (cơ quan đại
biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam).
Ba là: Đưa ra nhận định , xuyên tạc, sai lầm
về công tác nhân sự của Đảng và Nhà nước.
Từ đó mỗi người dân Việt Nam cần phải xem xét
sự việc một cách khách quan và có trí thức để tránh bị nhiễm độc về tư tưởng, từ
đó sinh ra tâm lý hoang mang, hoài nghi không cần thiết về đợt bầu cử đại biểu quốc hội và bầu cử đại biểu hội đồng
nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Cần nhìn nhận:
Trước hết: Quyền bầu cử là quyền cơ bản
của công dân được Hiến pháp, pháp luật quy định nhằm bảo đảm cho mọi công dân
có đủ điều kiện thực hiện việc lựa chọn người đại biểu của mình vào cơ quan quyền
lực Nhà nước. Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân. Nhà nước
ta là Nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân. Nhân dân tổ chức ra
Nhà nước bằng cách bầu ra các cơ quan quyền lực Nhà nước. Thông qua bầu cử,
Nhân dân trực tiếp bỏ phiếu bầu người đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền
làm chủ của mình, để thay mặt mình thực hiện quyền lực Nhà nước; góp phần thiết
lập ra bộ máy Nhà nước để tiến hành các hoạt động quản lý xã hội.
Hai là: Quốc hội là cơ quan đại biểu
cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết
định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của
Nhà nước.
Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt
nam 2013 hiện hành quy định ra về chức năng, nhiệm vụ của quốc hội. Qua đó QH
có 15 nhiệm vụ và quyền hạn, trong đó quy định về “Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm
Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy
viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của
Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện
kiểm sát nhân dân tối cao, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, Tổng Kiểm toán
nhà nước, người đứng đầu cơ quan khác do Quốc hội thành lập; phê chuẩn đề nghị
bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành
viên khác của Chính phủ, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; phê chuẩn danh sách
thành viên Hội đồng quốc phòng và an ninh, Hội đồng bầu cử quốc gia”.
Ba là: Vấn đề bầu cử cần phải hiểu theo
đúng chủ trương của Đảng, việc kiện toàn nhân sự không phải bầu lãnh đạo cho
khóa mới mà cho khóa hiện tại, lý do là sau Đại hội XIII, một số cán bộ không
tham gia Ban chấp hành Trung ương nên những vị trí họ đang giữ phải được kiện
toàn. “Việc kiện toàn giúp những người là Ủy viên Trung ương đương nhiệm phát
huy ngay khả năng của mình, đưa nghị quyết Đại hội XIII đi vào cuộc sống”. Kỳ họp
đầu tiên của Quốc hội khóa XV (dự kiến tháng 7) sẽ tiếp tục bầu các chức danh
lãnh đạo trong bộ máy Nhà nước khóa mới, và người giữ các chức danh này “có thể
trùng hoặc không” với lần kiện toàn này./.
Tia chớp
0 nhận xét:
Đăng nhận xét