Đó là thông
tin được đưa ra tại hội thảo đánh giá thường niên nền kinh tế Việt Nam, ứng phó
và vượt qua đại dịch Covid-19, hướng tới phục hồi và phát triển do Trường đại học
Kinh tế quốc dân tổ chức sáng 31/3, tại Hà Nội. Báo cáo đánh giá nền kinh tế Việt
Nam trong năm 2020 được thực hiện bởi nhóm chuyên gia, các nhà nghiên cứu tại
Trường đại học Kinh tế quốc dân.
Theo tính
toán của nhóm nghiên cứu và tham khảo từ Tổ chức Lao động quốc tế, năng suất
lao động (NSLĐ) bình quân đạt mức 117,94 triệu đồng, tương đương khoảng 5.081
USD/lao động. Cụ thể, NSLĐ Việt Nam vẫn thấp hươn 26 lần so với Singapore, 7 lần
so với Malaysia, 4 lần so với Trung Quốc, 2 lần so với Philippines, 3 lần so với
Thái Lan. Nhóm nghiên cứu cũng phân tích và dẫn chứng thông tin từ báo cáo
trong năm 2020 của Tổ chức Năng suất châu Á (APO) so sánh, NSLĐ của Việt Nam hiện
nay đang tụt hậu 10 năm so với Thái Lan, 40 năm so với Malaysia và 60 năm so với
Nhật Bản.
Những khảo cứu,
đánh giá đó của các chuyên gia Trường đại học Kinh tế quốc dân hoàn toàn có căn
cứ, đồng thời là dữ liệu quan trọng cung cấp cho các cấp, các ngành làm cơ sở đề
ra các giải pháp góp phần cải thiện NSLĐ nước ta thời gian tới. Tuy nhiên, khi
thông tin trên được công bố cũng là thời điểm các thế lực thù địch, phản động
vin vào để tìm cách chống phá. Chúng điên cuồng xuyên tạc, cho rằng NSLĐ Việt
Nam thấp là do Đảng Cộng sản Việt Nam độc tài lãnh đạo quá lâu, do Chính phủ Việt
Nam thiếu năng lực... không có những chính sách phù hợp để cải thiện. Gần đây,
trên trang Facebook phản động "Việt Tân" giật tuyts bài viết
"Kinh tế Việt Nam ngày càng bị tụt hậu so với các quốc gia trong
vùng" nhằm câu like, comment chống phá, đả kích, xuyên tạc kết quả phát
triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.
Quả thật,
NSLĐ Việt Nam tụt hậu so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Điều
này xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: lao động, vốn, các nhân tố tổng hợp về
khoa học công nghệ, công tác quản lý, quản trị. Trong đó chất lượng lao động Việt
Nam còn thấp, chuyển dịch cơ cấu lao động còn chậm, cân đối giữa cung và cầu
lao động còn có sự chênh lệch nhất định... Từ thực trạng nêu trên, Chính phủ Việt
Nam đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm nâng cao NSLĐ, nâng cao hiệu quả kinh tế phù
hợp với từng giai đoạn, thời kỳ và đã đạt được những kết quả nhất định. Năm
2019, năng lực cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam (GCI) tắng rất nhanh (10 bậc)
so với năm 2018, xếp hạng 67/141 nên kinh tế, trong khi đó giai đoạn 2012-2017
chỉ số GCI của Việt Nam tăng rất chậm. Vị trí xếp hạng môi trường kinh doanh
toàn cầu của Việt Nam tăng từ 90/189 quốc gia và vùng lãnh thổ năm 2016 lên vị
trí 70/189 quốc gia và vùng lãnh thổ năm 2019 [Văn kiện Đại hội XIII Đảng Cộng
sản Việt Nam].
Theo tính
toán của Quỹ tiền tệ Quốc tế IMF, quy mô kinh tế nước ta giờ đây đã đạt hơn 340
tỷ USD - đứng trong tốp 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới, tương đương hoặc vượt
qua một số nền kinh tế có trình độ phát triển cao trong khu vực, kể cả một số
con hổ của Đông Á. Theo số liệu của WB Ngân Hàng Thế giới, với tăng trưởng kinh
tế bình quân 6,8%/năm trong giai đoạn 2016-2019, Việt Nam nằm trong top 10 quốc
gia tăng trưởng cao nhất thế giới.
Chẳng nói đâu
xa, ừ thì “kinh tế Việt Nam tụt hậu so với các quốc gia khu vực” như mấy anh gõ
bàn phím “Việt Tân” giật tuyts. Tuy vậy, đời sống vật chất tinh thần của người
dân Việt Nam vẫn không ngừng được nâng lên, công dân Việt Nam ngày càng có cơ hội
để phát triển tòa diện về mọi mặt, được hưởng thụ những giá trị cốt lõi của cuộc
sống. Hơn nữa, Việt Nam còn là một điểm đến lý tưởng thu hút du khách quốc tế,
đầu tư quốc tế vì sự ổn định về chính trị - xã hội, những chủ trương, chính
sách đối ngoại phù hợp của Chính phủ...vv
Nói tóm lại,
vẫn là “ghen ăn tức ở” mà ra, vẫn là xuất phát từ hận thù mà ra. Muôn đời vong
quốc thì vẫn là vong quốc, “mèo lại hoàn mèo”, đã quay đầu với Tổ quốc, tôn giặc
làm cha mẹ thì sao có tư cách trở về, nhất là trong thời điểm những ngày tháng
4 lịch sử này thì thế lực thù địch càng điên cuồng chống phá./.
BTH-NN
0 nhận xét:
Đăng nhận xét