Các thế lực thù địch chống phá cách mạng
nước ta đưa ra luận điệu sai trái phản động: “các cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của ta đều là sai lầm, chỉ có Cách mạng tháng Tám là đúng đắn”, - đây là luận điệu của bọn phản động
cố tình xuyên tạc lịch sử, với ý đồ chính trị xấu xa. Tác hại của luận điệu này
là gây nên sự ngộ nhận hoặc phân vân của một số ít người thiếu hiểu biết lịch
sử, thiếu cảnh giác với bọn phản động. Không dừng lại ở đó, nhận thức sai lầm như
trên sẽ dẫn tới phủ nhận thành quả cách mạng, mất lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng,
vào con đường đi tới của cách mạng nước ta.
Thứ
nhất, không thể cắt rời Cách mạng tháng Tám, kháng
chiến chống Pháp và kháng chiến chống Mỹ trong một tiến trình liên tục của cách
mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam.
Giữa thế kỷ
XIX, khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, những người yêu nước Việt
Sau Cách mạng tháng Tám thành công, trên đất nước ta có gần 30 vạn quân đế
quốc chiếm đóng, chúng đã gây ra chiến tranh xâm lược tàn ác, bọn tay sai đế
quốc mở rộng chiếm đóng nhiều nơi và ra sức cướp bóc, giết hại dân lành. Trước tình hình đó, Đảng ta xác định: Nhiệm
vụ cứu nước của giai cấp vô sản chưa xong, tính chất cách mạng Việt Nam lúc này
“vẫn là cuộc cách mạng dân tộc giải phóng”, khẩu hiệu vẫn là “Dân tộc trên
hết”, “Tổ quốc trên hết”. Vì vậy, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược
của dân tộc ta đã bắt đầu từ tháng 9 năm 1945 ở Sài Gòn và bùng nổ trên toàn
quốc ngày 19/12/1946.
Trải qua 9 năm trường kỳ kháng chiến, quân
và dân ta đã kết thúc cuộc chiến tranh của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ ở Việt
Nam bằng Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, buộc chính phủ Pháp phải ký kết Hiệp
định Giơnevơ, cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam,
nhân dân Lào, nhân dân Campuchia và rút quân về nước. Đáng lẽ theo Hiệp định Giơnevơ,
tháng 7 năm 1956, Việt Nam sẽ tổ chức tổng tuyển cử tự do thống nhất đất nước,
nhưng đế quốc Mỹ, với âm mưu biến miền Nam nước
ta thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự để chống lại nước Việt Nam Dân
chủ cộng hòa, chống phong trào cách mạng trong khu vực và trên thế giới, đã hất
cẳng thực dân Pháp, nhảy vào xâm lược miền Nam, chia cắt lâu dài đất nước ta.
Chính Ngô Đình Diệm - kẻ được Mỹ dựng lên, từng tuyên bố: biên giới Hoa Kỳ kéo
dài đến vĩ tuyến 17! Nền độc lập, thống
nhất bị xâm hại nặng nề. Một lần nữa,
nhân dân ta lại phải đứng lên chống quân xâm lược. Sau 20 năm chiến đấu anh dũng,
ngày
Rõ ràng, Cách mạng tháng Tám, kháng
chiến chống Pháp và kháng chiến chống Mỹ là những chặng đường nối tiếp nhau của
cuộc trường chinh vì độc lập, tự do của
dân tộc. Thế nhưng, có một số người không hiểu hay do “cố tình không
hiểu” điều này, đã cố tình cắt rời ba sự kiện lịch sử rồi phán xét sự “đúng đắn”
hoặc sự “sai lầm” của từng sự kiện lịch sử. Họ làm như vậy chính là để xuyên tạc lịch sử dân
tộc; phục vụ mục đích chính trị đen tối mà họ đang theo đuổi!
Thứ
hai, ai là thủ phạm gây ra cuộc chiến tranh Pháp - Việt (1945-1954) và
chiến tranh Mỹ - Việt (1954-1975)?
Đáng lẽ sau Cách mạng tháng Tám, nhân
dân ta phải được sống trong hòa bình, độc lập, tự do để xây dựng cuộc sống ấm
no, hạnh phúc, nhưng thực dân Pháp trước sau vẫn quyết tâm chiếm lại Đông Dương
mà chúng coi là “đóa hoa thuộc địa đẹp nhất” trước đây. Chúng đã mở đầu cuộc
chiến tranh xâm lược lại Việt
Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ
nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.
Sự
thật đã rõ ràng, thủ phạm gây ra cuộc chiến tranh chính là bọn thực dân Pháp
hiếu chiến. Trừ bọn thực dân và đám bồi bút của chúng cố tình đổi trắng thay đen,
“đổ tội” cho ta là “đánh trước” (!), còn những người có lương tri, kể cả nhiều
quan chức, sĩ quan Pháp lúc đó cũng đều thừa nhận rằng, thực dân Pháp là thủ
phạm của cuộc chiến tranh, người Việt Nam bị dồn vào chân tường, buộc phải cầm
vũ khí kháng chiến. Chính Tổng thống Pháp Ph.Mittơrăng trong dịp sang thăm
chính thức Việt
Từ sau năm 1954, ở miền Nam, đế quốc Mỹ
và chính quyền tay sai đã công khai phá hoại Hiệp định Giơnevơ, mở cuộc tàn sát
đẫm máu các chiến sĩ cách mạng và đồng bào yêu nước. Theo ước tính, đến năm
1959, ở miền Nam có 466.000 người bị bắt, 400.000 người bị tù đày, 68.000 người
bị giết hại. Trên thực tế, Mỹ - Ngụy đã gây ra “cuộc chiến tranh không tuyên bố”.
Chẳng những thế, chúng còn đe dọa “lấp sông Bến Hải”, “Bắc tiến”, “giải
phóng Cố đô rửa hận thù”. Sau này, đế
quốc Mỹ còn thực hiện cuộc “chiến tranh cục bộ”, đưa trên nửa triệu quân Mỹ vào
xâm lược miền Nam và tiến hành cuộc “chiến
tranh phá hoại”, đe dọa “đẩy miền Bắc
nước ta trở về thời kỳ đồ đá”. Không
còn con đường nào khác, dân tộc ta phải chấp nhận cuộc đụng đầu với đế quốc Mỹ. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Không
có gì quý hơn độc lập, tự do!, “Hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta, thì
ta còn phải tiếp tục chiến đấu, quét sạch nó đi”. Rõ ràng, đế quốc Mỹ là thủ
phạm gây ra cuộc chiến tranh xâm lược Việt
Thứ ba,
không thể phủ nhận lịch sử, đưa ra sự hoài nghi “thắng lợi hay thất bại” khi đánh
giá các cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
Một số người
cho rằng, hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của nhân dân ta là sai
lầm, theo họ, vì qua cuộc chiến tranh, hàng triệu người Việt đã bị chết, “cả
một mỏ vàng ròng chỉ đổi được hai chữ “độc lập”, “chúng ta đã tiêu diệt lẫn
nhau, nồi da nấu thịt, để vết thương lịch sử nặng nề khiến lòng người ly tán,
thù hận, đã phân tán sức mạnh tự thân người Việt”… Những năm gần đây cũng xuất hiện cách nhìn nhận và miêu tả chiến
tranh lệch lạc. Họ cho rằng, chiến tranh, đó chỉ là sự bốc đồng, dại dột của
những người ra trận; là hàng trăm kiểu, dạng chết rùng rợn khác nhau; là nỗi
hoảng loạn tinh thần của người lính trên chiến trường; là sự đau đớn tinh thần
của những nữ quân nhân, thanh niên xung phong quá lứa, nhỡ thì mất khả năng làm
vợ, làm mẹ; là sự cô đơn, heo hút của các bà mẹ mất con; là những mảnh đời khốn
khó của thương, phế binh …Theo họ,
giá như không kháng chiến, chấp nhận lệ thuộc vào các nước đế quốc giàu có,
kinh tế nước ta sẽ phát triển, đời sống người dân sẽ được nâng cao, chỉ cần đấu
tranh hòa bình cũng sẽ được trao trả độc lập, mà độc lập trong vòng tay của các
nước giàu có lại chẳng hay sao? Thật khó có thể bình luận gì thêm về cách tính
toán của những người chỉ mong giữ mạng sống và kiếm miếng cơm, manh áo trong
cuộc đời nô lệ!
Việc đánh giá đúng, sai của một cuộc
chiến tranh có tiêu chí chung mà mọi người đều phải tuân thủ. Cuộc chiến tranh
nào chẳng có tàn phá và chết chóc. Cuộc chiến tranh của một nước nhỏ như nước
ta, chống ngoại xâm lớn mạnh càng lâu dài, càng gian khổ, hy sinh và mất mát.
Nhưng đâu phải vì thế mà mỗi khi có giặc ngoại xâm, để tránh hy sinh, mất mát,
các dân tộc đều quỳ gối hàng phục, nhận kiếp ngựa, trâu. Lịch sử giữ nước hàng
ngàn năm của dân tộc ta đâu phải chỉ đến thế kỷ XX mới có hai cuộc kháng chiến
chống ngoại xâm. Từ khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Thường Kiệt dùng kế
“tiên phát chế nhân”, Nhà Trần chống quân Nguyên đến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đều
là những cuộc kháng chiến chống xâm lược có ý nghĩa lịch sử mà không một người
Việt Nam yêu nước nào lại cho rằng đó là những sai lầm. Rõ ràng, kháng chiến chống xâm lược là lẽ sống của dân tộc
ta. Dựng nước đi đôi với giữ nước đã trở thành quy luật tồn tại và phát triển
của dân tộc Việt
Cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ
của nhân dân ta nhằm mục tiêu đánh đuổi giặc ngoại xâm, giành độc lập và thống
nhất Tổ quốc. Kẻ thù của dân tộc ta là những tên đế quốc lớn mạnh và hiếu
chiến. Chúng ta phải hy sinh nhiều người, mất nhiều của là điều khó tránh khỏi.
Cuối cùng quân và dân ta đã quét sạch quân xâm lược, đem lại độc lập, thống
nhất, hòa bình cho đất nước. Đó là điều hiển nhiên. Toàn dân ta hưởng niềm vui
chiến thắng, bạn bè khắp năm châu ngợi ca thắng lợi của chúng ta. Kẻ thù phải
khâm phục cuộc kháng chiến của Việt
Chỉ
với ba điều nêu trên cũng đủ để khẳng định rằng cuộc kháng chiến chống Pháp và
chống Mỹ là sự tiếp nối tất yếu của Cách mạng tháng Tám, chính sự xâm lược của
thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã không cho nhân dân ta có sự lựa chọn nào khác là
đứng lên kháng chiến, cầm súng bảo vệ Tổ quốc. Đó là sự lựa chọn dũng cảm và
sáng suốt để giành được chiến thắng vẻ vang, tiếp nối được truyền thống hào hùng
của dân tộc, đáp ứng yêu cầu tiến lên của cách mạng Việt
N.D.M-K3
0 nhận xét:
Đăng nhận xét