Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của internet, với một “rừng” các thông tin trên mạng xã hội, youtube… Nhiều tổ chức phản động lưu vong như: Việt Tân, Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời, các đài phát thanh VOA, RFA, Chân trời mới media, Hội anh em dân chủ… cùng một số phần tử phản động trong nước cấu kết, lợi dụng mạng xã hội để đăng tải thông tin sai sự thật về dịch Covid-19 ở trong nước, làm nhiễu loạn thông tin, gây hoang mang dư luận và khó khăn cho lực lượng chức năng trong công tác chống dịch. Tán phát bài viết, hình ảnh, video clip có nội dung tuyên truyền xuyên tạc, sai sự thật, chúng chi rất nhiều tiền để thực hiện các quảng cáo chính trị trên Facebook nhằm tuyên truyền, xuyên tạc, đưa những số liệu sai lệch về tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam, xen lẫn là nội dung chống phá Đảng và Nhà nước. Điển hình như: Đối tượng Phạm Đình Bá phát tán bài “Bùng phát Covid-19: Đảng làm gì?”; đối tượng Trần Văn tán phát bài “Covid-19 và hệ thống… một tấc đến trời”; trang blog Đài Á Châu Tự Do (RFA) tán phát bài “Chậm mua vắc-xin: Việt Nam ngủ quên trong chiến thắng”…
Trước
những lời lẽ, bài viết xuyên tạc, sai sự thật trên, mỗi người dân cần
tỉnh táo, thận trọng trong tiếp nhận thông tin, chia sẻ thông tin. Mỗi quan điểm,
chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước đều được phổ biến nhanh chóng, kịp thời
trên báo chí chính thống trong nước cũng như trên Cổng Thông tin điện tử các cơ
quan chức năng. Do đó cần phải:
Cảnh
giác trước các thông tin tuyên truyền sai sự thật về tình hình COVID-19. Ngoài
ý thức chấp hành các quy định của Chính phủ về công tác phòng, chống dịch, sự
hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn về việc: Tránh tụ tập nơi đông người; hạn
chế tối đa ra ngoài; thực hiện “5k” đúng quy định của Bộ Y tế. Kịp thời báo với
lực lượng Công an khi phát hiện thông tin sai sự thật về tình hình dịch bệnh
đăng tải trên không gian mạng.
Tiếp
nhận thông tin một cách khoa học, có chọn lọc, việc tiếp cận nguồn thông tin ở
những trang không chính thống, thiếu cơ sở khoa học có thể gây nên tình trạng
“ngộ nhận”, hiểu sai lệch về tình hình dịch COVID-19. Về vấn đề này, Bộ
Công an đã khuyến cáo người dân khi tiếp cận thông tin trên không gian mạng
cần bình tĩnh, tỉnh táo sàng lọc thông tin, tự trang bị kiến thức về pháp luật,
xã hội và nhận diện rõ các thông tin xuyên tạc, giả mạo.
Cụ
thể: Kiểm chứng cơ sở nguồn tin, xem thông tin đó đến từ nguồn nào, nếu đến từ
một người lạ, thông tin không rõ ràng cần cảnh giác, có thể xem mục giới thiệu
để kiểm tra. Kiểm tra tên miền của trang mạng đăng tải thông tin, thường nguồn
phát của thông tin xuyên tạc, giả mạo thường là những trang mạng có tên miền nước
ngoài (.com, .org), không có đuôi tên miền Việt Nam “.vn”.Các trang mạng chính
thống của cơ quan tổ chức Nhà nước có tên miền quốc gia “.vn” và có địa chỉ,
thông tin đăng ký cụ thể rõ ràng trên trang. Đối với các trang mạng xã hội của
các cơ quan, tổ chức chính thống, thường đã được đăng ký với nhà cung cấp dịch
vụ và được cung cấp dấu bản quyền (dấu tích xanh). Người dân nên quan sát và
phân biệt rõ các trang mạng xã hội chính thống và các trang giả mạo. Kiểm tra
tác giả, đọc kỹ nội dung để suy ngẫm xác định thông tin thật hay giả; tin tức
giả hay bị lỗi chính tả hoặc có bố cục lộn xộn, các hình ảnh, video trong tin
giả thường bị chỉnh sửa, cắt ghép, thay đổi nội dung, ngày tháng của sự kiện
thường bị thay đổi; tìm các tin, bài viết trên các trang chính thống, uy tín có
nội dung tương tự để đối chiếu hoặc xin sự tham vấn của các chuyên gia trên từng
lĩnh vực. Lựa chọn thông tin đăng tải, chia sẻ từ những trang mạng xã hội nên
tiếp cận các luồng thông tin chính thống; không tham gia đăng tải, chia sẻ,
bình luận thông tin sai sự thật, hình ảnh phản cảm, trái với thuần phong mỹ tục
và văn hóa của dân tộc hoặc bôi nhọ, xúc phạm danh dự của tổ chức và cá nhân;
thông tin trái với quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, hoạt
động vi phạm pháp luật hoặc thông tin mà chưa rõ nguồn gốc, chưa xác định được
tính chính xác của thông tin.
Để
chung tay chống lại dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus
Corona gây ra, bên cạnh nỗ lực của lực lượng Công an nhân dân trong công
tác đấu tranh xử lý các đối tượng vi phạm, rất cần có sự chung sức, đồng lòng của
nhân dân, lên án những hành vi tuyên truyền thông tin sai sự thật, góp phần loại
bỏ thông tin tiêu cực, xây dựng một không gian mạng lành mạnh, hữu ích cho
xã hội./.
TĐT-BC
0 nhận xét:
Đăng nhận xét