Hiện nay, môi trường mà các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị đã, đang và sẽ tập trung sử dụng internet, không gian mạng, chủ yếu là mạng xã hội để chống phá cách mạng nước ta, do vậy, việc phòng, chống “diễn biến hòa bình” trong tình hình mới cần nhận diện và lưu ý một số vấn đề.
Trong quá trình tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, cuộc đấu tranh
phòng, chống “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa của Đảng luôn
diễn ra trong bối cảnh phức tạp, khó khăn. Trong từng thời điểm cụ thể, các thế
lực thù địch triệt để lợi dụng những khó khăn, vướng mắc, những vấn đề mới nảy
sinh để tăng cường, quyết liệt chống phá ta bằng hàng loạt các luận điệu, thủ
đoạn mới, tinh vi, xảo quyệt. Đặc biệt, trong thời gian gần đây, khi Đảng và
Nhà nước ta chủ động đấu tranh phòng, chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo
đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong Đảng và xã
hội, các thế lực thù địch đã tìm mọi cách để bóp méo, bịa đặt với mục đích cản
trở sự nghiệp cách mạng và công cuộc đổi mới; xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, phá hoại Đảng và chế độ, làm tan rã mối quan hệ mật thiết
giữa Đảng với nhân dân.
Đặc
biệt, môi trường mà các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị đã, đang
và sẽ tập trung chủ yếu là sử dụng internet, không gian mạng, chủ yếu là mạng
xã hội để chống phá cách mạng nước ta. Thông qua việc thiết lập các website,
blog để tổ chức truyền tải thông tin xấu, độc nhằm: 1) Phá hoại tư tưởng, đời sống
văn hóa tinh thần của các tầng lớp nhân dân; 2) Gây nhiễu loạn thông tin, làm
phức tạp về chính trị xã hội; 3) Làm suy giảm niềm tin của nhân dân với Đảng,
Nhà nước và chính quyền các cấp. Chiêu bài chính chúng tập trung hướng vào là lợi
dụng những sơ hở, thiếu sót trong quản lý kinh tế, văn hóa, xã hội; khai thác
thông tin từ những vụ việc tiêu cực xảy ra trong đời sống để xuyên tạc, thổi phồng;
lấy hiện tượng quy kết thành bản chất; đăng tải thông tin thật, giả lẫn lộn,
đưa ra cái gọi là “tài liệu chứng minh” để, xuyên tạc vai trò lãnh đạo, đường lối,
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; bịa đặt về bí mật theo kiểu hé lộ
những “thâm cung bí sử” trong Đảng… Qua đó, tác động “dương Đông kích Tây” làm
gia tăng các biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ và kích động
xã hội nảy sinh quan điểm tùy tiện, phản biện vô nguyên tắc, phản đối chủ
trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, kêu gọi từ bỏ Đảng, chủ
nghĩa Mác - Lênin; thúc đẩy lối sống thực dụng, thẩm thấu tư tưởng văn hóa ngoại
lai vào đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân (nhất là thế hệ trẻ) làm phai
nhạt lý tưởng cách mạng, băng hoại đạo đức xã hội...
Trước
yêu cầu nhiệm vụ mới, công tác đấu tranh phòng, chống âm mưu, hoạt động “diễn
biến hòa bình” của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa chính
là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, phải được triển
khai tích cực, thường xuyên và lâu dài. Trong đấu tranh phải kiên quyết, linh
hoạt, chủ động, kết hợp chặt chẽ giữa “xây” và “chống”, lấy “xây” làm chính.
Cần
nắm vững quyền chủ động trong công tác định hướng tư tưởng và dư luận xã hội
trên không gian mạng, cụ thể là: 1) Chủ động thiết kế xây dựng chủ đề để dẫn dắt
dư luận; việc lựa chọn chủ đề cần tăng tính tương tác, tạo sự gần gũi, sử dụng
nhiều ngôn ngữ và hình thức được cư dân mạng ưa thích, thông tin một cách sinh
động, cụ thể, gắn với cuộc sống, cần “phân loại” công chúng trên cộng đồng mạng
để xác định, lựa chọn cách thức, phương pháp dẫn dắt chuẩn xác theo kiểu “mỗi
cái chìa chỉ mở được một cái ổ khóa”. 2) Nắm vững quy luật truyền tải thông
tin. Internet có quy luật riêng, chỉ khi nắm chắc quy luật, nghiên cứu chắc tâm
lý của cư dân mạng, thích ứng với các kỹ thuật mới, ứng dụng mới trong vận dụng
quy luật truyền tải trên mạng, thì công tác định hướng tư tưởng, dư luận trên mạng
mới có kết quả. Việc truyền tải thông tin tuyên truyền dẫn dắt dư luận trên mạng
không chỉ cần coi trọng nguồn gốc thông tin, mà còn phải coi trọng việc dẫn dắt
và bảo vệ quá trình truyền tải, lưu thông thông tin. 3) Sự thống nhất thông tin
trong truyền thông không phải là sự chắp nối đơn giản, mà là sự sắp xếp thống
nhất trong hệ thống, giữa thông tin phản ánh trên báo chí, truyền hình và thông
tin trên báo chí điện tử, trang tin điện tử... tạo thành chuỗi dòng chảy thông
tin tích cực, lan tỏa nhanh trong cộng đồng, góp phần định hướng nhận thức cho
cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là thế hệ trẻ./.
LQT-H8
0 nhận xét:
Đăng nhận xét