Trong Báo cáo chính trị Đại hội XIII, quan điểm phát triển được trình bày ở phần Báo cáo Tổng kết thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011-2020, xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030. Quan điểm này được đúc rút kinh nghiệm và kế thừa có chọn lọc từ các nghị quyết đại hội kỳ trước. Đặc biệt là 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XII và 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011-2020. Theo đó, Đại hội XIII, đã trình bày 5 nội dung quan điểm phát triển như sau:
Thứ
nhất, Quan điểm phát triển bền vững; quan điểm về thể chế phát triển; về nguồn
lực con người; về xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ; về sức mạnh tổng hợp quốc
gia trong xây dựng, bảo vệ Tổ quốc... Trong đó, quan điểm thứ nhất là: Quan điểm
phát triển nhanh, bền vững. Đây là quan điểm đã được xác định từ Đại hội XI, Đại
hộiXII với nội dung cốt lõi là: phát triển hài hòa giữa chiều rộng và chiều
sâu, chú trọng phát triển chiều sâu; phát triển kinh tế tri thức, kinh tế xanh;
ổn định kinh tế vĩ mô, không ngừng nâng cao năng xuất, chất lượng, hiệu quả và
sức cạnh tranh; phát triển kinh tế gắn kết chặt chẽ với phát triển văn hóa, xã
hội, bảo vệ môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu, bảo đảm quốc phòng, an
ninh, giữ vững hòa bình, ổn định để xây dựng đất nước. Thực tiễn, cuộc Cách mạng
công nghiệp lần thứ tư phát triển rất nhanh, tác động ngày càng sâu rộng đến
các nước, tạo ra nhiều đột biến, nhiều thời cơ và thách thức đối với tất cả các
quốc gia, trong đó có Việt Nam. Nhận thức rõ điều đó, Bộ Chính trị khóa XII đã
ban hành một số chủ trương, chính sách chủ động, tích cực tham gia cuộc cách mạng
này, xem đây là giải pháp đột phá để Việt Nam phát triển bứt phá. Vận dụng tư
tưởng chỉ đạo của Bộ Chính trị kết hợp với phân tích, dự báo xu thế phát triển
chung của thế giới, Báo cáo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đã đưa ra
quan điểm phát triển nhanh, bền vững với tư duy và cách tiếp cận mới: Phát triển
nhanh và bền vững dựa chủ yếu vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển
đổi số. Phải đổi mới tư duy và hành động, chủ động nắm bắt kịp thời, tận dụng
hiệu quả các cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư gắn với quá trình
hội nhập quốc tế để cơ cấu lại nền kinh tế, phát triển kinh tế số, xã hội số,
coi đây là nhân tố quyết định để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức
cạnh tranh. Phát huy tối đa lợi thế của các vùng, miền; phát triển hài hòa giữa
kinh tế với văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu;
quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng, chính sách, ngườicó công,
người nghèo, người yếu thế, đồng bào dân tộc thiểu số.
Thứ
hai, Quan điểm về thể chế phát triển. Đại hội XI của Đảng trong Chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội 2011-2020, đã xác định quan điểm về thể chế phát triển.
Theo đó, đã nhấn mạnh yêu cầu đổi mới đồng bộ, phù hợp về kinh tế và chính trị,
trọng tâm là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,
đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa, mở rộng dân chủ trong Đảng và trong xã hội gắn với tăng cường kỷ luật, kỷ
cương... trong phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020, Đảng nhấn mạnh yêu
cầu tập trung hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa,
mấu chốt là làm rõ và giải quyết hiệu quả quan hệ Nhà nước -thị trường. Đến Đại
hội XIII của Đảng, trước những yêu cầu, đòi hỏi mới của thực tiễn, Báo cáo Chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội trình đã bổ sung nhiều nhận thức, định hướng mới
trong quan điểm về thể chế phát triển, nhấn mạnh yêu cầu hoàn thiện thể chế kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển
đổi số, hình thành các mô hình kinh tế mới, phát triển các khu vực kinh tế, nhất
là kinh tế tư nhân... Báo cáo xác định: Lấy cải cách, nâng cao chất lượng thể
chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đầy đủ, đồng bộ, hiện đại, hội
nhập và thực thi pháp luật hiệu lực, hiệu quả là điều kiện tiên quyết thúc đẩy
phát triển đất nước. Thị trường đóng vai trò chủ yếu trong huy động, phân bổ và
sử dụng hiệu quả các nguồn lực sản xuất, nhất là đất đai. Hệ thống pháp luật phải
thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và phát triển các sản phẩm, dịch vụ,
mô hình kinh tế mới. Phải coi trọng hơn quản lý phát triển xã hội; mở rộng dân
chủ phải gắn với giữ vững kỷ luật, kỷ cương. Phát triển nhanh, hài hòa các khu
vực kinh tế và các loại hình doanh nghiệp; phát triển kinh tế tư nhân thực sự
là một động lực quan trọng của nền kinh tế.
Thứ
ba, Quan điểm về nguồn lực con người. Với tư tưởng nhất quán của Đảng là đề cao
nhân tố con người, đặt con người vào vị trí trung tâm của chiến lược phát triển.
Kế thừa và phát triển quan điểm này trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
2011-2020: “Mở rộng dân chủ, phát huy tối đa nhân tố con người; coi con người
là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển”. Kế thừa và
phát huy quan điểm đó, Đại hội XIII đã đề ra chủ trương là, phát huy mạnh mẽ
giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam, khơi dậy khát vọng phát triển đất
nước. Đặc biệt, trong Báo cáo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2021-2030 đã
bổ sung, làm sâu sắc, phong phú hơn quan điểm về nguồn lực con người: Khơi dậy
khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, ý chí tự cường và phát huy
sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Phát huy
tối đa nhân tố con người, coi con người là trung tâm, chủ thể, nguồn lực chủ yếu
và mục tiêu của sự phát triển; lấy giá trị văn hóa, con người Việt Nam là nền tảng,
sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững. Phải có cơ chế,
chính sách phát huy tinh thần cống hiến vì đất nước; mọi chính sách của Đảng,
Nhà nước đều phải hướng vào nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và hạnh phúc
của nhân dân. Thứ tư, Quan điểm về xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ. Quan
điểm này đã được trình bày trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) và được xác định 8 mối
quan hệ lớn phản ánh qui luật đổi mới, phát triển ở Việt Nam, trong đó có quan
hệ “giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế”. Quán triệt tinh thần Cương lĩnh,
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 xác định quan điểm “Xây dựng nền
kinh tế độc lập, tự chủ ngày càng cao trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày
càng sâu rộng”. Đến Đại hội XII, được cụ thể hóa, nhấn mạnh quan điểm này bằng yêu
cầu tự chủ kinh tế: “Phát huy cao nhất các nguồn lực trong nước, đồng thời chủ
động hội nhập quốc tế, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài
để phát triển nhanh, bền vững. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển doanh
nghiệp Việt Nam, nhất là doanh nghiệp tư nhân, là động lực nâng cao sức cạnh
tranh và tính tự chủ của nền kinh tế”. Đại hội XIII của Đảng đã trình bày rõ
quan điểm này trong Báo cáo Chiến lược phát triển kinh tế 10 năm 2021-2030 là:
Xây dựng nền kinh tế tự chủ phải trên cơ sở làm chủ công nghệ và chủ động, tích
cực hội nhập, đa dạng hóa thị trường, nâng cao khả năng thích ứng của nền kinh
tế. Phải hình thành năng lực sản xuất quốc gia mới có tính tự chủ, tham gia hiệu
quả, cải thiện vị trí trong chuỗi giá trị toàn cầu và khả năng chống chịu hiệu
quả trước tác động lớn, bất thường từ bên ngoài. Phát huy nội lực là yếu tố quyết
định gắn với ngoại lực và sức mạnh thời đại. Không ngừng tăng cường tiềm lực
kinh tế, phát triển lực lượng doanh nghiệp của người Việt Nam ngày càng vững mạnh
và huy động sức mạnh tổng hợp của đất nước, nâng cao hiệu quả và lợi ích do hội
nhập quốctế mang lại. Thứ năm, Quan điểm về phát huy sức mạnh tổng hợp quốc gia
trong xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Đây là một trong hai nhiệm vụ chiến lược cơ bản,
quan trọng hàng đầu của cách mạng Việt Nam, được thể hiện nhất quán trong các
văn kiện của Đảng. Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011-
2020 và trong Báo cáo phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 (Đại hội XII
của Đảng). Với tình hình thực tiễn và dự báo tình hình sắp tới của thế giới,
khu vực, bên cạnh những thuận lợi còn có những thách thức, trở ngại như: chạy
đua vũ trang, xung đột cục bộ, tranh chấp quyền, quyền chủ quyền lãnh thổ, trong
đó, nổi lên là tranh chấp chủ quyền biển, đảo; các thế lực thù địch, phản động
tăng cường các hoạt động chống phá… Đại hội XIII tiếp tục nhấn mạnh: Kiên định,
kiên quyết, kiên trì bảo vệ độc lập chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ gắn
với giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước. Đây là quan
điểm thể thiện yêu cầu vừa cấp bách vừa lâu dài. Quán triệt tinh thần đó, Báo
cáo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trình bày một quan điểm riêng về
phát huy sức mạnh tổng hợp quốc gia nhằm thực hiện thành công Chiến lược bảo vệ
Tổ quốc trong tình hình mới: Chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững
chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia; gắn kết chặt
chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội với quốc phòng, an ninh,
bảo vệ môi trường, nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại; giữ vững an ninh
chính trị; bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương,
an toàn, bảo đảm cuộc sống bình yên, hạnh phúc của Nhân dân. Như vậy, Văn kiện
Đại hội XIII đã đặc biệt chú trọng quan điểm phát triển, do vậy tầm định hướng
và dẫn dắt được nâng lên. Trong đó, quan điểm này được trình bày trong Báo cáo
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 mang tính chất cụ thể,
định hướng cho các lĩnh vực chủ yếu, hướng vào thực hiện mục tiêu chung mà Đại
hội đã xác định. Quán triệt sâu sắc, thực hiện nghiêm túc, hiệu quả quan điểm
phát triển là nhân tố quan trọng tạo nên sự thống nhất cao về tư tưởng, nhận thức,
hành động và quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trong quá trình thực
hiện Nghị quyết Đại hội.
LXD-H3
0 nhận xét:
Đăng nhận xét