CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI BLOG GIỮ TRỌN LỜI THỀ

Thứ Tư, 24 tháng 11, 2021

NÂNG CAO Ý THỨC, CHỦ ĐỘNG, TÍCH CỰC PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID - 19

  

Ở thời điểm hiện tại, Đảng, nhà nước xác định rõ là sống chung an toàn với COVID-19, nới lỏng giãn cách, mở cửa để lưu thông, khôi phục sản xuất. Do đó, số ca mắc mới có thể tăng lên vì rằng vi rút gây dịch vẫn lẩn khuất trong cộng đồng. Điều đó cũng đã nằm trong sự trù liệu khi mà dịch COVID-19 vẫn chưa được khống chế hoàn toàn. Các cấp, các ngành đã có những phương án để thích nghi an toàn; các địa phương cũng đã có phương án khoanh vùng, dập dịch bên cạnh việc duy trì, đẩy nhanh tiến độ sản xuất, kinh doanh.  

Cùng với xu hướng nới lỏng giãn cách, số F0 tăng dần. Số liệu từ Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 cho thấy, trong Tính từ 16h ngày 10/11 đến 16h ngày 11/11, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 8.162 ca nhiễm mới, trong đó 17 ca nhập cảnh và 8.145 ca ghi nhận trong nước (tăng 227 ca so với ngày trước đó) tại 56 tỉnh, thành phố (có 3.951 ca trong cộng đồng).

Trong đó,  Trong 24 giờ qua, các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: TP. Hồ Chí Minh giảm 229 ca, Cần Thơ giảm 84 ca, Bình Thuận giảm 50 ca.

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Tây Ninh tăng 221 ca, An Giang tăng 145 ca, Đồng Nai tăng 82 ca.

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 7.821 ca/ngày.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.000.897 ca nhiễm, đứng thứ 37/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 151/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 10.159 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 995.903 ca, trong đó có 843.131 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Số ca bệnh không ngừng tăng lên trong cộng đồng như thế nhưng điều đáng nói là người dân lại có phần chủ quan, lơ là. Cụ thể tối 22 và 31/10, hàng ngàn người dân tập trung đông người tại phố đi bộ Nguyễn Huệ, quận 1, TP Hồ Chí Minh đổ về tụ tập vui chơi như chưa từng có dịch, trong đó có những người không hề đeo khẩu trang... Còn tại Hà Nội, trong ngày 6,7 và 8/11, người dân chen chúc “thử nghiệm” những chuyến tàu đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông, khi tàu bắt đầu chạy miễn phí trước khi bán vé 15 ngày sau đó. Sau 3 ngày đầu đưa vào khai thác đoàn tàu đường sắt Cát Linh - Hà Đông đã có xấp xỉ 13.800 lượt người dân lên tàu...

Gần đây nhất, ngày 7/11, Văn phòng Chính phủ có Công điện truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19. Công điện nêu rõ: Các địa phương cần nâng cao năng lực hệ thống y tế, nhất là y tế cơ sở; chuẩn bị sẵn sàng thành lập ngay trạm y tế lưu động ở những nơi dịch bùng phát, địa bàn dịch phức tạp; tổ chức tiêm chủng nhanh, kịp thời, hiệu quả ngay sau khi được phân bổ vắc xin. UBND các cấp tăng cường kiểm tra công tác phòng, chống dịch tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, nhất là tại bệnh viện, cơ sở sản xuất, chợ, siêu thị, nhà ga, sân bay, bến xe...

Tuy nhiên, việc tập trung đông người, đặc biệt là không tuân thủ 5K như nêu trên cũng rất nguy hiểm, khiến dịch bệnh bùng phát mạnh bất cứ lúc nào. Bởi vì, khi được tiêm vắc xin người bệnh thường ít có triệu chứng nên rất khó xác định những người dương tính với SARS-CoV-2. Chính vì vậy, việc tập trung đông người sẽ dễ lây lan dịch bệnh và khó khăn trong công tác truy vết, đưa tới nhiều hệ lụy khi lại phải xét nghiệm thần tốc, dựng bệnh viện thu dung, bệnh viện dã chiến. Những nơi có ca nhiễm mới lại phải phong tỏa khiến sinh hoạt của nhiều người trở nên khó khăn, bất tiện. Dịch bệnh rập rình khiến trường học luôn phải dời lịch cho học sinh đến trường...

Vì thế, nhiều chuyên gia trong lĩnh vực y tế nhấn mạnh, các địa phương không được chủ quan, cần quyết liệt kiểm soát người từ vùng dịch, tiêm vắc xin, hạn chế tiếp xúc để chặn nguồn lây sớm, để không làm COVID-19 bùng phát. Đồng thời, các địa phương cần quản lý chặt chẽ người từ vùng dịch về, cách ly phù hợp; tổ chức xét nghiệm tất cả trường hợp ho sốt để đánh giá nguy cơ, từ đó truy vết và phong tỏa hẹp nhất có thể theo phương châm "nguy cơ đến đâu phong tỏa đến đó". Đẩy mạnh tuyên truyền người dân tiếp tục thực hiện 5K, không vì đã tiêm vắc xin mà lơ là, chủ quan; xử lý nghiêm vi phạm về phòng, chống dịch. 

Trước nguy cơ dịch bệnh có thể xâm nhập cộng đồng ở bất cứ đâu và thời điểm nào. Vì vậy mỗi người dẫn hãy nâng cao ý thức, trách nhiệm; nghiêm túc, tự giác thực hiện các quy định, các biện pháp phòng dịch đã được đề ra, nhất là quy định 5K. Đó chính là thứ “vắc-xin” hữu hiệu nhất để phòng tránh mọi bệnh tật mà ai cũng có thể tự trang bị cho mình./.

VTK-H1

0 nhận xét: