Xây dựng Đảng về đạo đức đã được Đảng ta quan tâm từ nhiều kỳ đại hội và chính thức được đặt ra tại Đại hội lần thứ XII của Đảng. Văn kiện Đại hội XIII của Đảng tiếp tục khẳng định một trong những quan điểm chỉ đạo của Đảng là kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh một cách toàn diện, trong đó có tăng cường và nâng cao hiệu quả xây dựng Đảng về đạo đức. Quan điểm đó là sự tiếp nối Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng nói chung và xây dựng Đảng về đạo đức nói riêng. Tuy nhiên, khi vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng về đạo đức hiện nay, cần nhận thức rõ xây dựng Đảng về đạo đức bao gồm những nội dung gì? Chỉ có nhận thức được đầy đủ chúng ta mới có cơ sở xác định các chủ thể và các giải pháp xây dựng Đảng về đạo đức một cách hiệu quả.
Một là, xây
dựng Đảng về đạo đức ở đây là kiên trì bồi dưỡng đạo đức cách mạng với lý
tưởng vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, nhấn mạnh chuẩn mực cần, kiệm,
liêm, chính, chí công vô tư. Cùng với xây dựng lý tưởng và chuẩn mực thì cái cấp
thiết hơn là đòi hỏi trong Đảng là đạo đức hành động, hướng tới nhân
dân và vì nhân dân. Xây dựng Đảng về đạo đức để làm cho Đảng trong
sạch, vững mạnh, để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của
Đảng, để Đảng thực sự xứng đáng trong niềm tin cậy và sự mong đợi
của nhân dân. Thực tế ở đâu tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên gương mẫu đi đầu
hành động theo phương châm cái gì có lợi cho dân hết sức làm, cái gì có hại cho
dân hết sức tránh thì ở đó tổ chức đảng mạnh, phong trào quần chúng lên cao.
Nhưng ở đâu chủ trương, nghị quyết một đằng, tổ chức thực hiện một nẻo, nói hay
làm dở thì ở đó tổ chức đảng yếu kém, tình trạng tham nhũng, lãng phí và suy
thoái về đạo đức lối sống hoành hành, niềm tin của nhân dân với tổ chức đảng bị
sói mòn.
Hai là, xây
dựng Đảng về đạo đức bắt đầu bằng giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng của
mỗi cán bộ, đảng viên của Đảng. Bởi Đảng không phải là một cái gì trừu tượng,
mà bao gồm tất cả đảng viên. Lý tưởng của Đảng là lý tưởng của mọi đảng viên, của
mỗi đảng viên. Xây dựng Đảng về đạo đức là giáo dục, rèn luyện mọi đảng viên và
mỗi đảng viên về đạo đức. Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống, nó
được hình thành trong quá trình rèn luyện bền bỉ mà nên như ngọc càng mài càng
sáng, vàng càng luyện càng trong. Đồng thời chú trọng kết hợp giữa giáo
dục nhận thức với rèn luyện lập trường quan điểm, bồi dưỡng tư
tưởng, tình cảm cách mạng, hình thành niềm tin khoa học và thực
hành đạo đức, lối sống của cán bộ đảng viên, trong từng tổ chức
đảng và trong toàn Đảng.
Ba là, xây dựng
Đảng về đạo đức gắn liền với xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng,
tổ chức. Xây dựng Đảng về đạo đức có mối quan hệ gắn bó hữu cơ với các lĩnh vực
chính trị, tư tưởng và tổ chức. Chính trị của Đảng Cộng sản là vì độc lập của
dân tộc, hạnh phúc của nhân dân, là lý tưởng đạo đức của Đảng, của cán bộ, đảng
viên của Đảng. Tư tưởng đạo đức không chỉ thể hiện nhận thức đúng đắn về các
giá trị, chuẩn mực đạo đức, mà còn chi phối hành vi đạo đức của mỗi người.
Thông qua thực hành đạo đức, thực hành dân chủ, thực hành tự phê
bình và phê bình, thường xuyên lắng nghe và tiếp thu ý kiến đóng góp
của người dân về xây dựng Đảng, thực hiện sự giám sát, kiểm tra của
nhân dân đối với tổ chức đảng và các cán bộ đảng viên để xây dựng Đảng.
Bốn là, xây dựng
Đảng về đạo đức phải được gắn chặt với đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư
tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong toàn Đảng, toàn dân và toàn
quân ta. Làm cho thực hành đạo đức cách mạng theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
trở thành một nhu cầu văn hóa, thành động lực tu dưỡng, rèn luyện của mỗi
cán bộ, đảng viên và nhân dân. Trong đó đội ngũ cán bộ chủ chốt phải nêu
gương thực hành đạo đức sẽ có tác dụng thúc đẩy toàn Đảng, toàn dân
học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người. Cùng với
xây dựng Đảng về đạo đức phải kết hợp với đấu tranh thường xuyên, kiên quyết với
các biểu hiện suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống, những biểu hiện
“tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.
Xây dựng Đảng về
đạo đức là xây dựng Đảng từ gốc, xây dựng sức mạnh nội sinh cho cách mạng nước
ta. Muốn vậy mỗi cán bộ, đảng viên của đảng tiếp tục gương mẫu đi đầu trong tu
dưỡng rèn luyện đạo đức cách mạng, thực sự là tấm gương cho quần chúng làm
theo. Bên cạnh đó nhân dân cũng cần nhận thức rõ quyền lợi, nghĩa vụ và trách
nhiệm với công tác xây dựng Đảng. Tham gia xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh
đáp ứng yêu cầu lãnh đạo cách mạng là nhân dân đang góp phần xây dựng cuộc sống
“ấm no, tự do và hạnh phúc” của mình./.
NXC-H1
0 nhận xét:
Đăng nhận xét